Tết trung thu và ý nghĩa ngày tết trung thu rằm tháng 8
Nhắc đến Tết Trung Thu thì tất cả những bạn thiếu nhi đều háo hức, vui mừng chờ đón, như một ngày hội lớn của thiếu nhi. Không chỉ các cháu thiếu nhi mà người lớn cũng có niềm vui trong hội trăng rằm.
Thời tiết vào mùa thu, khí trời mát mẻ, gió mát trăng thanh, đã bước qua những ngày hè nóng nực, oi bức. Đất trời, vũ trụ có sự thay đổi, tâm trạng của con người tích cực, phấn chấn hơn, niềm vui đón tết tạo nên một không khí sôi nổi ở tất cả mọi nơi.
Nguồn gốc và sự tích tết trung thu rằm tháng 8
Trung Thu là gì? Trung nghĩa là ở trong, ở giữa, vào khoảng giữa. Thu nghĩa là mùa thu. Đây là thời điểm đánh dấu đất trời ở giữa mùa thu, ngày 15. 08 âm lịch hàng năm. Về nguồn gốc của ngày tất này thì có rất nhiều những giải thích khác nhau:
-
Có người cho rằng tết Trung Thu có từ thời thượng cổ, khi thời điểm công việc đồng áng đã giảm bớt, lúa có hạt non để làm cốm, trái cây bắt đầu chín thơm
-
Nhiều thuyết cho rằng Hậu Nghệ xưa nhờ tài bắn cung, tiêu diệt 7 con kim ô, để lại một con là vầng thái dương nên vũ trụ trở lại trạng thái bình ổn như vậy. Để nhớ tới công lao của ông, người ta tôn ông làm vua, có một vị tiên cho ông hai viên thuốc trường sinh bất tử, vợ của Hậu Nghệ là nằng Hằng Nga uống trộm thuốc quý, thành tiên, bay lên thiên đình, làm nghiệm vụ trông coi ở Mặt trăng. Vào ngày 15. 08 âm lịch, nên ngày này, cung Quảng Hàn, Mặt trăng tỏa ánh sáng lung linh, rực rỡ, đón chào vị chủ nhân này
-
Có thuyết cho rằng, thời Đường Minh Hoàng vua cùng mỹ nhân Dương Quý Phi thưởng ngoạn phong cảnh, ngắm trăng, mở tiệc vào ngày 15. 08 nên từ đó thành tục lệ ở toàn cõi hạ giới.
-
Một thuyết khác cho rằng, Đời Tống, vào thời vua Nhân Tông, có một con cá chép hóa tình tinh, thường xuyên hại người. Bao Công điều tra ra vụ việc, nên khuyến cáo người dân làm đèn cá chép, đèn khéo quân rực rỡ để con yêu tinh này sợ hãi, không dám hại người.
-
Theo thuyết khác thì vào đời Đường, có một thầy bói tên là Vương Thủ Thừa thần cơ diệu toán. Ông này mách nước cho một người ngư dân đánh cá ở sông Kinh Hà ngoại ô kinh đô Trường An, nhờ được chỉ điểm nên ông ngư dân này trúng lớn nhiều vụ, khiến cách loài thủy tộc sông Kinh Hà có nguy cơ bị tuyệt chủng. Kinh Hà Long Vương làm kiêm chức vụ làm mưa dưới hạ giới, thấy vậy mới giả danh là Bạch Y Tú Sỹ đến để thử tài Viên Thủ Thừa, hai bên đánh cược về chuyện mưa gió. Kinh Hà Long Vương đắc ý vì chuyện mưa gió do mình cai quản, nên chắc chắn là sẽ thắng cuộc. Sau về đến cung, ông nhận được chiếu chỉ làm mưa, đúng thời điểm mưa, lượng mưa như vị thần bói đã đoán. Cố tình làm trái quy định, sau ông bị thiên đình kết tội, linh hồn tể tướng Nguy Trưng làm công việc giám trảm. Từ đó, con cháu của Kinh Hà Long Vương đem lòng oán hận, thường vào ngày xử trảm ông lên nhân gian báo thù, gây tai họa, viên thầy bói đó nghĩ ra cách làm đèn kéo quân, giả như có sự bố trí, phòng bị quân sỹ canh phòng, chuẩn bị từ trước nên không dám manh động, từ đó vào trung thu người ta làm đèn kéo quân và tổ chức liên hoan phá cỗ.
-
Một số những thuyết về nguồn gốc của tết Trung Thu nữa, nhưng ít lưu truyền, hoặc ít người công nhận, quan tâm
-
Ở Việt Nam, nguồn gốc của ngyaf tết này được gắn với hai sự tích. Thứ nhất: Sự tích chú Cuội, chị Hằng. Thứ hai: Thời nhà Trần, trong kháng chiến chống Nguyên – Mông, dù việc quân bận rộn nhưng Hưng Đạo Vương vẫn tổ chức liên hoan, phá cỗ cho các cháu thiếu nhi và từ đó năm nào người ta cũng tổ chức tết này. Nước ta gọi tết này là “tết thiếu nhi”, “đêm hội tăng rằm”, “tết trông trăng” đều là những tên khác của tết Trung Thu.
Các hoạt động thường được tổ chức trong tết Trung Thu
-
Làm đèn trung thu: Trước ngày 15. 08 âm lịch người ta làm những chiếc đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân với nhiều hình thức, mẫu mã, sắc màu đẹp đẽ, lung linh để chuẩn bị trước
-
Rước đèn đêm rằm: Trẻ nhỏ, được tổ chức tại trường, lớp, địa phương hoặc theo nhóm bạn sẽ đem lồng đèn của mình đi rước trong đêm trung thu để vui chơi với nhau. Ngày nay, thời kỳ hiện đại thì có nhiều đèn điện tử, sử dụng năng lượng pin, an toàn với trẻ nhở, đẹp và bền hơn
-
Tổ chức múa lân và giao lưu văn nghệ: Múa lân, hay múa sư tử, múa rồng là một hình thức diễn xướng bằng đầu lân, đầu sư tử... có người đội, trùm lên mình những trang phục đó, vận động, biểu diễn theo nhịp trống
-
Bày mâm cỗ: Nhiều người khác làm đồ chơi trung thu cho trẻ con, hoặc chuẩn bị mâm cỗ trung thu, bao gồm có bánh trung thu (bánh dẻo, bánh nướng), các loại trái cây, cốm...
-
Giao lưu văn nghệ: ở vùng đồng bằng Bắc Bộ còn có tục hát trống quân, giao lưu đối đáp văn nghệ giữa nam nữ thanh niên
-
Đối thơ đêm rằm: một số người khác thường làm thơ, ngắm cảnh trong đêm trung thu. Có rất nhiều thi nhân làm thơ về đêm trăng rằm tháng 8. Sinh thời Hồ Chủ Tịch cũng thường làm thơ, đi thăm hỏi, tặng quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng.
-
Tặng quà ngày tết: Đây còn là dịp đoàn viên gia đình, người ta thường tặng cho nhau những món ăn vặt, hay những chiếc bánh trung thu tự làm ăn mua ngoài tiệm bánh. Có câu: Tết Trung Thu, tết của tình thân
-
Phá cỗ đêm rằm: Sau khi rước đèn, vui chơi, biểu diễn văn nghệ người ta tổ chức phá cỗ. Đây là lúc vui vẻ nhất của các cháu thiếu nhi. Thường thì cỗ được bày chung theo từng lớp, từng nhóm, sau đó cùng ăn cỗ vui vẻ. Người lớn thì tổ chức tại nhà, vui tết cùng người thân có mời thêm bạn bè tham dự càng vui. Cỗ Trung Thu thường là cỗ ngọt, gồm có bánh trung thu (bánh nướng, bánh dẻo), cốm non, trai cây, bánh kẹo, nước ngọt. Lưu ý, không có cỗ mặn, hoặc rất hiếm người nấu cỗ mặn
-
Tổ chức các cuộc thi: Thời điểm vào ngày tết người ta tổ chức thi văn nghệ, thi múa lân, múa sư tử, biểu diễn với nhau. Ngoài ra đây là dịp trổ tài khéo tay, thi trừng bày, nấu ăn, bày cỗ...
Ý nghĩa ngày tết trung thu ở Việt Nam
Tết Trung Thu là ngày tết cổ truyền của các quốc gai châu Á trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên... Đối với Việt Nam thì ngày tết này có rất nhiều ý nghĩa
-
Thứ nhất: Nó đánh dấu một giai đoạn khí trời đã thay đổi, chuyển từ oi bức, nóng nực sang mát mẻ, về sau đó thì tiết trời se lạnh, nên cần chú ý về sức khỏe
-
Thứ hai: Nó báo hiệu công việc đồng áng, nông nghiệp đã bớt bận rộn, chuẩn bị bước vào thời kỳ thu hoạch ngũ cốc lương thực
-
Thứ ba: Đây là thời điểm ánh trăng đẹp nhất trong năm, một hiện tượng thiên văn địa lý đặc biệt. Trừ những thời điểm mưa gió, áp thấp nhiệt đới thì không thấy ánh trăng, tết năm đó mất vui
-
Thứ tư: Tết Trung Thu tạo nên sự gắn kết gắn bó với những người thân, tô đậm thêm tình cảm trong gia đình, tình bạn bè, đồng nghiệp...
-
Thứ năm: Tết này là ngày hội của thiếu niên nhi đồng ở khắp mọi miền. Đây là dịp quan tâm, chăm sóc các cháu thiếu nhi. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng, bồi dưỡng, chăm sóc những mầm non tương lai của đất nước. Tạo nên sự phát triển mạnh mẽ về sau. Từ khi nước ta giành độc lập, Hồ Chủ Tịch thường tới thăm, tặng quà, viết thư động viên các cháu học sinh, thiếu niên nhi đồng trong cả nước. Ngày nay, các vị nguyên thủ, lãnh đạo đất nước cũng tới dự tết trung thu, phát biểu lời chúc mừng hay động viện các cháu thiếu niên nhi đồng.
Cúng rằm trung thu và văn khấn rằm trung thu
Người Việt Nam có truyền thống uống nước, nhớ nguồn. Nên ngoài các cháu thiếu niên tổ chức ngày tết tại trường học, đoàn thể, nhóm hội thì người lớn cũng sắm sửa mâm cỗ thắp hương tổ tiên và sau đó hạ xuống cùng vui tết. Văn khấn được nhiều người sử dụng trong tết Trung Thu như sau:
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật
- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn Thần
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại
Tín chủ (chúng) con là: ...................
Ngụ tại: ……………
Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ ........., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Nam mô A-di-đà Phật!
Tết Trung Thu là một ngày tết cổ truyền của dân tộc với nhiều ý nghĩa rất tốt đẹp. Trong tất cả những ý nghĩa trên thì đây là ngày hội của thiếu nhi. Tổ chức ngày tết này là việc làm quan tâm tới thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Tương lai của quốc gia, dân tộc có được thịnh vượng hay không chính là nhờ đội ngũ thanh thiếu niên này. Mặt khác, với nhiều hoạt động bổ ích sẽ thu hút các bạn trẻ tham gia vào các hoạt động lành mạnh, hạn chế những điều xấu, phát triển kỹ năng khéo tay, thẩm mỹ, nghệ thuật, văn nghệ.... Cần lưu ý khi tổ chức tết nên tiến hành theo lối tiết kiệm, tránh lãng phí, cũng không nên tổ chức quá khuya, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của trẻ nhỏ
Những năm gần đây, kinh tế có nhiều khởi sắc, một số nhà hảo tâm thường quyên góp, ủng hộ, mua quà, hay tổ chức Trung Thu cho những cháu thiếu nhi trong cô nhi viện, trường khuyết tật, trẻ em vùng cao... rất đáng trân trọng và ca ngợi.
Trên đây là thông tin nguồn gốc và ý nghĩa tết trung thu mà chúng tôi muốn gửi gắm đến các bạn. Đây là những thông tin chính xác nhất và đầy đủ nhất về ngày tết này. Hy vọng bài viết sẽ giúp mọi người hiểu hơn và góp phần làm ngày tết trung thu thêm ý nghĩa và đầm ấm.