Hướng dẫn cách cúng Tết Nguyên Đán chi tiết nhất

Thứ 7, 4/6/2022 - 23:33

Mục lục
 
Mục lục

Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam. Vì thế, trong không khí tết Nguyên Đán đang đến gần, việc tìm hiểu tục lệ cúng tết Nguyên Đán cũng như là bài cúng tết Nguyên Đán sao cho chuẩn nhất được rất nhiều người Việt quan tâm. Cùng tìm hiểu bài viết sau để làm giải đáp tất cả những thắc mắc ấy nhé!

Lễ cúng ngày tết nguyên đán

Giới thiệu tết Nguyên Đán là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách cúng tết Nguyên Đán, ta cũng nên biết vài nét về tết Nguyên Đán để có cái nhìn toàn diện nhất.

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như "Tết Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)

Vì Tết tính theo Âm lịch nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây).

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 nông lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên. cúng tết Nguyên Đán...

Người Việt Nam quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới. Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa phục vụ cho việc cắm hoa ngày tết, sắm thức ăn, đặc biệt là hoa quả để chuẩn bị cho mâm ngũ quả ngày tết... thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ. Việc cúng ông bà ngày tết là việc không thể thiếu.

Cúng tết Nguyên Đán để làm gì?

Tết nguyên đán cúng những gì?

Theo phong tục truyền thống dân tộc, Tết Nguyên đán thường tổ chức 4 ngày và lễ cúng tết Nguyên Đán cũng được trình tự cúng trong 4 ngày với những ý nghĩa khác nhau.

Đầu tiên, lễ cúng tết Nguyên Đán bắt đầu với lễ cúng chiều 30 Tết, tức là cúng trình với ông bà, tổ tiên năm cũ đã hết. Đêm 30 cúng giao thừa, thời điểm chuyển tiếp năm cũ sang năm mới. Sau đó việc cúng ngày tết tiếp tục với lễ cúng sáng mùng 1 Tết, nghĩa là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Chiều mùng 1 Tết cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều. Ngày mùng 2 trong lễ cúng tết Nguyên Đán có 2 lễ cúng, buổi sáng cúng mời tổ tiên gọi là Chiêu điện, buổi chiều cúng Tịch điện. Ngày cuối cùng trong tục lệ cúng tết Nguyên Đán là ngày mùng - ngày cuối của tết, nên cúng Tạ năm mới, làm lễ hóa vàng hết tết, với ý nghĩa 4 ngày tết đã đầy đủ.

Thế nhưng, hiện nay, do yêu cầu công việc và điều kiện thực tế, nhiều gia đình thường tổ chức cúng tất niên trước, tách rời nó ra khỏi lễ cúng ngày 30 tết hoặc là rời ngày cuối cùng trong tục lệ cúng tết Nguyên Đán sang ngày mồng 4 hoặc 5.

Ý nghĩa của việc cúng tết nguyên đán

Ở Việt Nam cúng gia tiên còn gọi là "Đạo thờ cúng ông bà", gọi tắt là đạo ông bà. Đạo ở đây không phải là tôn giáo vì không có giáo chủ, môn đệ... .mà chỉ là "đạo làm người" trong gia đình, lấy tình cảm và sự liên hệ máu mủ ruột thịt trong gia đình làm chủ yếu.

Cúng tết nguyên đán chính là thể hiện sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Khi cúng tết Nguyên Đán thì trong ba ngày Tết khi nào bàn thờ cũng nhan đèn đầy đủ để bày tỏ lòng tri ân, thương nhớ của con cháu đối với tổ tiên nguồn cội. Người Việt rất quan tâm đến bàn thờ ngày tết nhưng việc cúng kính không chú trọng ở hình thức mâm cao cỗ đầy mà chú trọng ở nội dung, đó là tấm lòng thành kính tri ân thương nhớ và noi gương nên cúng tết Nguyên Đán sao là tùy thuộc vào từng hoàn cảnh mỗi nhà.

Văn khấn tết Nguyên Đán

Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán con cháu sẽ sửa soạn sắm lễ vật để thành kính dâng lên tổ tiên trong các ngày đầu năm mới. Khi đặt mâm cỗ cúng lên ban thờ ngày Tết bạn không quên bài cúng tết Nguyên Đán để thỉnh các cụ và các vị thần linh về dự.

Dưới đây là các bài cúng Tết Nguyên đán tổng quát nhất để các bạn cùng tham khảo.

“Kính cáo chư vị chư gia Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, cùng chư vị tiền nhân họ.........(ghi họ chủ nhà).

Chúng con là:......................................................

Hiện nay ở tại......................................................

Cùng toàn gia kính bái.

Kính cẩn thưa rằng:

Đất trời có vận luật, Nhật Nguyệt phải đổi thay.

Mồng một (Hoặc các ngày 2,3..) hôm nay.

Xuân sắc tràn đầy, "Vạn tượng canh tân"*, "Tam dương khai thái"*, Toàn gia phấn khởi, Thụ lộc tổ tông, "Hải đức sơn công"*, "Vĩnh miên thế trạch"*, "Quang tiền thùy hậu"*, Vạn đại trường Xuân, Mưa móc thấm nhuần, Mừng Tết Nguyên đán, Cháu con ghi nhớ, Công đức Tổ Tiên, Kính cẩn dâng lên, Chi nghi cụ soạn.

(Kể các thứ cúng)

............................................

Cúi xin chứng giám.

Lễ bạc lòng thành.

Thỉnh cáo Tiên linh.

Cùng vui hâm hưởng.

Tôn linh tại thượng, Phù hộ độ trì, Năm mới mọi bề, An khang thịnh vượng.

Cẩn cáo.”

Bài văn khấn trên chỉ là bài cúng tết Nguyên đán tổng quát nhất. Tuy nhiên, đối với từng lễ cúng lại có văn khấn riêng biệt. Bạn cũng có thể tham khảo qua văn khấn giao thừa, văn khấn mồng 1, văn khấn mồng 2, văn khấn mồng 3 để có câu trả lời chi tiết nhất, giải đáp hết thắc mắc về bài cúng tết Nguyên Đán.

Bài viết trên là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về tục lệ cúng tết Nguyên Đán cũng như là bài cúng tết Nguyên Đán mà chúng tôi muốn gửi đến cho quý bạn. Hy vọng sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn chuẩn bị được một lễ cúng Nguyên Đán tươm tất và có được một năm mới thành công, hạnh phúc và tràn đầy niềm vui.