Hành Thủy là gì? Những đặc trưng cơ bản nhất của hành Thủy
(Xemsomenh.com) Hành Thủy là gì? Hẳn ai cũng biết Thủy là 1 trong 5 yếu tố thuộc Ngũ hành, thế nhưng hành Thủy có đặc điểm gì, tính chất ra sao, nguyên lý hoạt động như thế nào, có bao nhiêu nạp âm... thì không phải ai cũng nắm rõ.
1. Hành Thủy là gì?
Thủy là một trong 5 yếu tố của ngũ hành. Theo quan điểm triết học từ xa xưa của người Trung Quốc, người ta cho rằng vạn vật đều hình thành từ 5 nguyên tố cơ bản và sẽ trải qua 5 trạng thái hay còn gọi là Ngũ hành gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Cùng Xem Số Mệnh cắt nghĩa hành Thủy là gì nhé!
- Hành Thủy tượng trưng cho mùa đông và nước nói chung, có thể là những cơn mưa nhỏ, lất phất hay mưa bão. Ngoài ra, Thủy còn chỉ bản ngã, nghệ thuật và cái đẹp.
- Thủy có liên quan đến tất cả mọi mặt của đời sống. Điểm đặc trưng của Thủy là hiền hòa nhưng mau thay đổi, khó đoán.
- Xét về mặt tích cực, người thuộc hành Thủy có thiên hướng nghệ thuật, biết cảm nhận cái đẹp, thích xây dựng các mối quan hệ và biết cảm thông với mọi người. Còn xét trên phương diện tích cực, người thuộc hành này có tính cách nhạy cảm quá mức, có thể đến mức phiền nhiễu và hay thay đổi.
- Vẻ ngoài của người mệnh Thủy thường là gương mặt và dáng người đều tròn trịa, đầy đặn nhưng đa phần hơi thấp. Họ dễ thấy lạnh hơn mọi người nên thường phải mặc nhiều quần áo ấm, mùa Đông họ thường bị rét nhưng mùa Hè thường không thấy quá nóng.
- Theo Xem Số Mệnh, đặc điểm tính cách nổi bật của người mệnh này là thông minh và dí dỏm, khá hòa đồng và cởi mở. Do có hai loại nước là nước chảy và nước tĩnh nên tính cách của nhóm người này cũng phân ra hai mặt khá khác biệt. Người mang tính cách nước chảy thì năng động, tích cực, còn người mang tính cách nước tĩnh thì bình tĩnh, không thích ganh đua.
Tuy nhiên, vì bản chất của nước là mau thay đổi nên khi tích cực, người tuổi này khéo léo, chu đáo, đối xử tốt với mọi người, nhưng khi tiêu cực thì họ trở nên khó lường, nham hiểm và hay mất bình tĩnh. Phụ nữ mệnh Thủy thường yếu đuối nhưng ngọt ngào, còn đàn ông mệnh Thủy thường sống nội tâm. Xem chi tiết tại: Tính cách người mệnh Thủy: tình cảm và dễ thay đổi.
- Người mang hành Thủy sinh vào các năm:
+ Bính Tý: 1936 và 1996
+ Đinh Sửu: 1937 và 1997
+ Giáp Thân: 1944 và 2004
+ Ất Dậu: 1945 và 2005
+ Nhâm Thìn: 1952 và 2012
+ Quý Tị: 1953 và 2013
+ Bính Ngọ: 1966 và 2026
+ Đinh Mùi: 1967 và 2027
+ Giáp Dần: 1974 và 2034
+ Ất Mão: 1975 và 2035
+ Nhâm Tuất: 1982 và 2042
+ Quý Hợi: 1983 và 2043
2. Nguyên lý hoạt động của hành Thủy: Thủy tương sinh với hành gì, tương khắc với hành gì?
Ngũ hành là thuyết vật chất đầu tiên của nhân loại, theo đó, thế giới được tạo nên bởi 5 loại vật chất gồm nước (Thủy), đất (Thổ), lửa (Hỏa), cây cối (Mộc) và kim loại (Kim). Chúng không bao giờ mất đi mà luôn luân chuyển và biến đổi không ngừng. Quy luật tương sinh, tương khắc chỉ ra rằng sinh và khắc vốn là 2 mặt của 1 vấn đề, chúng không tồn tại độc lập với nhau, trong sinh có khắc và trong khắc có sinh.
Nguyên lý hoạt động cơ bản của hành Thủy là: Thủy tương sinh với Kim (Kim sinh Thủy) và tương sinh với Mộc (Thủy sinh Mộc). Thủy tương khắc với Hỏa (Thủy khắc Hỏa) và tương khắc với Thổ (Thổ Khắc Thủy).
3. Hành Thủy có bao nhiêu nạp âm?
Căn cứ vào Lục Thập Hoa Giáp, hành Thủy gồm có 6 nạp âm như sau: Giản Hạ Thủy (nước dưới khe), Tỉnh Tuyền Thủy (nước trong suối), Trường Lưu Thủy (nước chảy dài), Thiên Hà Thủy (nước mưa), Đại Khê Thủy (nước khe lớn), Đại Hải Thủy (nước biển lớn). Xem chi tiết tại bài viết: Tổng hợp ý nghĩa các nạp âm của ngũ hành Thủy.
Hai mệnh Đại Hải Thủy và Thiên Hà Thổ không sợ gặp Thổ dù Thổ khắc Thủy (đất ngăn cản dòng chảy của nước), nguyên nhân là vì Thổ không nằm trong biển lớn hoặc ở trên trời. Cả hai mệnh này nếu phối hợp với Thổ sẽ rất phát triển, vợ chồng thuận lợi trên đường công danh, phú quý.
Ba mệnh còn lại Trường Lưu Thủy, Giản Hạ Thủy và Tỉnh Tuyền Thủy đều khắc Thổ, nếu lấy vợ hoặc chồng thuộc mệnh này thì sẽ vất vả, vì đất hút nước để đất thêm màu mỡ.
4. Đồ vật tượng trưng cho hành Thủy:
- Sông suối, ao hồ
- Đài phun nước
- Bể cá
- Các bức tranh về nước
- Các đường uốn khúc
- Kính, gương soi
- Các đường uốn khúc
5. Màu sắc đặc trưng của hành Thủy là gì? Mệnh Thủy hợp màu gì?
Mệnh Thủy hợp màu gì, khắc màu gì, dưới đây là nội dung chi tiết.
5.1. Màu sắc đặc trưng
Các màu đặc trưng cho hành Thủy được biết đến phổ biến nhất là đen và xanh dương. Người mệnh Thủy sử dụng hai màu này sẽ đem lại nhiều thuận lợi và may mắn trên con đường công danh, tài lộc.
- Màu đen: sắc đen tượng trưng cho sự mạnh mẽ, quyết liệt nhưng cũng đầy tinh tế. Ngoài ra, thường khiến người ta liên tưởng đến quyền lực, sự huyền bí, giàu có và sang trọng.
- Màu xanh dương: Mang đến cảm giác sảng khoái, mát mẻ, khiến người nhìn vào cảm thấy thanh bình, thư giãn.
Màu sắc đặc trưng của hành Thủy là xanh dương và đen |
Khi lựa chọn màu sắc cho đồ dùng, quần áo hay thậm chí là đá phong thủy dựa theo quy luật màu sắc của ngũ hành, và các mối quan hệ tương sinh, tương khắc sẽ có tác dụng rất lớn tới sức khỏe, may mắn, sự nghiệp, tài lộc, cho người sử dụng. Vậy mệnh Thủy hợp màu gì?
5.2. Màu sắc tương sinh
Người mệnh Thủy có thể sử dụng kết hợp với các màu sắc sau đây:
Các màu tương sinh, tức màu thuộc hành Kim, bởi Kim sinh Thủy. Màu thuộc hành Kim bao gồm các sắc trắng, xám…
- Màu trắng thể hiện sự thuần khiết, mang lại nguồn năng lượng tích cực giúp con người nghĩ đến tương lai tươi sáng, có động lực để vượt qua mọi khó khăn. Ngoài ra màu trắng còn tượng trưng cho sự đơn giản và trang nhã.
- Màu xám là hỗn hợp giữa trắng và đen, thường được lựa chọn làm màu nền bởi đặc tính êm dịu của nó. Màu xám giúp người mệnh Thủy tĩnh tâm, mang lại sự ổn định và thiết thực. Tuy nhiên không nên lạm dụng màu xám bởi nó còn có sắc thái u ám.
5.3. Màu khắc chế
Bởi Thủy khắc Hỏa nên người mệnh Thủy cũng có thể dùng những màu khắc chế như đỏ, hồng, tím và da cam.
- Màu đỏ: tượng trưng cho sự nồng nhiệt, đam mê, tình yêu, là đại diện cho yếu tố lửa. Màu này truyền cho người ta nhiều cảm hứng và sức sống.
- Màu hồng: tượng trưng cho sự điềm tĩnh và tình yêu cũng như sự lãng mạn, giúp người ta cảm thấy thư giãn.
- Màu cam: màu này kích thích sự vui vẻ, năng động và hòa đồng, nó gây ít tác động hơn màu đỏ và khiến người ta thấy nhẹ nhõm hơn.
- Màu tím: màu tím khá dịu nhẹ, thường liên quan đến các yếu tố trực giác và tâm linh, thể hiện sự cao quý và phong phú, thịnh vượng, giàu có.
Nhưng người mệnh Thủy không nên chọn các màu thuộc hành Thổ như vàng, nâu bởi Thổ khắc chế Thủy, hoặc các màu thuộc hành Mộc như xanh lá cây bởi Thủy sinh Mộc, Thủy sẽ bị tiêu hao.
6. Hành Thủy quan hệ với các lĩnh vực khác như thế nào?
- Số Hà Đồ: 1
- Cửu Cung: 1
- Thời gian trong ngày: Nửa đêm
- Năng lượng: Bảo tồn
- Bốn phương: Bắc
- Bốn mùa: Đông
- Thời tiết: Lạnh
- Màu sắc: Đen
- Thế đất: Ngoằn ngoèo
- Trạng thái: Tàng
- Vật biểu: Huyền Vũ
- Mùi vị: Mặn
- Cơ thể: Xương, tủy não
- Năng lượng: Hai chân đi lên, sau lưng lên cổ gáy
- Bàn tay: Ngón út
- Ngũ tạng: Thận (hệ bài tiết)
- Lục dâm (lục tà): Hàn
- Lục phủ: Bàng quang
- Ngũ căn: Lưỡi, vị giác
- Ngũ tân: Nước dãi
- Ngũ Phúc, Đức: Quý, danh hiển
- Ngũ giới: Uống rượu, ăn thịt
- Ngũ Thường - Nho giáo: Trí
- Ngũ lực: Tấn lực
- Xúc cảm (tình chí): Sợ hãi
- Tháp nhu cầu Maslow: T3: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc.
- Giọng: Khóc
- Thú nuôi: Heo
- Hoa quả: Nho đen, mâm xôi đen, việt quất đen, xanh.
- Rau củ: Củ cải trắng dài, trắng tròn, đen tròn.
- Gia vị: Hạt mè đen, hạt thìa là đen, hạt óc chó.
- Ngũ cốc: Hạt kê, Quinoa đen, gạo nếp đen, gạo đen hạt dài, đậu đen
- Thập can: Nhâm, Quý
- Thập nhị địa chi: Hợi, Tý
- Âm nhạc: Đô
- Thiên văn: Sao Thủy (Thần tinh)
- Bát quái: Khảm
- Ngũ uẩn (ngũ ấm): Thọ Uẩn
- Tây Du Ký: Trư Bát Giới
- Ngũ Nhãn: Nhục, thường nhãn Xem các bài viết liên quan khác: