Lập Điện Tư Gia Thờ Thánh Và Những Điều Cần Biết
Giải điện là việc lợi bất cập hại không những chỉ có cho người lập mà còn gây hại họa cho cả dòng họ con cháu mong các bạn muốn thờ nhà Thánh đọc tham khảo. (lập thì dễ giữ lễ thì khó ). Để hiểu rõ hơn về vấn đề mở Phủ, lập Điện tư Gia thờ Thánh sẽ gặp những vấn đề gì? Cùng xem chi tiết trong bài viết này.
Một số khái niệm cơ bản
+ Điện: Theo từ điển Hán Việt là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam Tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện thường nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ.
Phủ cũng vậy ( phủ là căn nhà lớn : dành cho quan lại công đường nha huyện vương gia vương công đại thần ..... người có quuền hành địa vị.
+ Phủ tư gia, Điện thờ ai?: Thờ Thánh tứ phủ /Thờ nhà Trần / Thờ cả thánh tứ phủ và nhà Trần /Thờ Thánh bản cảnh kết hợp tứ phủ/... Thờ Phật kết hợp thờ Thánh… hoặc tổng hợp.
Hiện nay thường gặp nhất là điện thờ Phật kết hợp thờ Thánh
+ Trên ban thờ của Điện thường có long ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần (hoặc tranh thờ) và các đồ thờ , đồ tế khí. khác: bát hương, nến, lọ hoa…
+ Điện có thể là của cộng đồng hoặc tư nhân. (Bài viết này thuần đề cập về điện tư nhân).
Xem thêm: Hầu Đồng Là Gì? Hầu Đồng Có Ý Nghĩa Như Thế Nào Trong Đạo Mẫu
- Lưu ý:
- Điện công để bách gia lễ bái, nguồn tín ngưỡng đa dạng
- Điện tư gia nếu để bản thân tu tập chưa tiếp khách hành đạo thì chỉ có nguồn tín ngưỡng nội tại cá nhân hoặc gia đình (mang tính chất cá nhân). Nếu đã mở cửa cho bách gia đến lễ bái hoặc có con nhang đệ tử thì không khác đền/điện công (xét về chức năng âm phần và nguồn tín ngưỡng lực).
Nhưng cũng xác định điện phủ thờ Thánh ( mà Thánh nhân là của trung bách gia dân tộc ,vậy phải để bách gia lễ lạt chiêm bái cậy sở mới đúng ý nghĩa)
Ai có thể lập điện thờ?
- Điều kiện cần: thủ nhang là người có căn số, đã trải qua nghi thức trình đồng và số phải mở phủ, ( số một mình một đền một phủ ) và đã là Thanh đồng cũng tinh thông phép tắc thờ tự tế lễ một mức độ nhất định.
Trường hợp đồng kế tự , nối tự (truyền thừa theo huyết thống) dù có tiếp quản hay không tiếp quản đền/điện của gia đình thì cũng phải là đồng nhân mới có thể lập điện riêng.
Nếu dòng họ ko có đồng nhân hội đồng gia tiên và bà cô tổ sẽ chỉ định người ra mở phủ trình đồng để kế thừa kế tự truyền đăng.
- Điều kiện đủ: (Cần phân biệt rõ)
+ Có thể thờ: Đồng nhân nhất tâm muốn thờ phụng Nhà Thánh tại gia.
+ Nên thờ: Đồng nhân có căn số PHẢI THỜ (Căn sâu quả nặng, được đồng thầy chỉ dẫn, định hướng…).
Lưu ý khi lập điện/đền thờ Thánh tại gia
Vị trí:
+ Phong thủy: Gần sông/ Núi (Liên quan long mạch) – Gần Ngã ba sông / Chợ nơi sầm uất (Thuận tiện bách gia lễ bái)… ( nhất cận thị nhị cận giang tam cận lộ)
+ Âm khí: Điện thờ thông thường không nên chọn nơi âm khí quá nặng, vong ma chướng khí tập trung quá nhiều gây cản trở người mới lập điện. ( lên tìm nơi có linh khí ).
Chú ý: Điện thờ người hành pháp pháp sư (đặc biệt đồng trừ tà/ lập tĩnh điện dạng tự thu binh…) thì nơi âm khí nặng/ vong tà nhiều càng tốt. Tuy nhiên nếu năng lực khí huyết đồng nhân/ pháp lực còn kém thì vẫn nên tránh những nơi như vậy là hơn.
+ Ưu tiên những nơi đã từng là đất thờ Thánh từ xưa và có sẵn linh khí. Còn những nơi đã từng lập đền/điện mà chỉ còn binh trú ngụ và vong bám tá thì nên xem kỹ.
+ Nên xét thêm việc lập điện tại nơi đất chung với ai không?(tránh tranh chấp đất đai khi thờ phụng về mặt dương phần)
Đất thờ có chung với nơi ở không ? (Để cân đối ban thờ Thờ Thánh kết hợp thờ gia tiên trên một mảnh đất cho thuận tòng phần âm)…
Cũng có trường hợp Nhà Thánh ứng báo cho một ai đó lập ngôi điện để trấn áp phong thủy xấu khí mạch xấu nhưng rất ít.
Quy mô:
- Điện thờ tư gia không cần phải xa hoa, tráng lệ nhưng nhất thiết phải trang nghiêm, thoáng đãng, sạch sẽ và có không gian hợp lý đặc biệt cửa ra vào ngôi điện phải thông thiên , hoặc đại bái tiền điện phải thoáng đãng, một bước phải nhìn thấy trời. ( cửa vào ko được lắt léo chui rúc) nhà nhiều tầng cầu thang phải qua phòng các tầng đưới thì tiền điện mặt phải quay ra ban công. Không lập điện thờ Thánh ở dưới các tầng có người ở bên trên .
- Cần xét đến mục đích của quy mô đền điện – Không phải cứ có ngân xuyến là xây thật to thật rộng thật hoành tráng.
Ghi nhớ:
“Rộng làm kép, hẹp làm đơn” – Không cố vay nợ bằng bất cứ giá nào để lập điện, cố xây dựng quy mô to lớn vượt quá khả năng một cách không cần thiết.
Tự tâm xuất muốn lập điện thờ Thánh, nhà ngài sẽ ân duyên gia hộ dẫn tài dẫn lộc, dẫn trợ duyên cả dương cả âm… để hoàn thành được tâm nguyện với những người biết đúng và biết đủ. Còn lấy cớ lập điện thờ Thánh mà vay nợ/ nợ nần/ lôi Thánh ra làm cái cớ… để lấy cái danh nhất thời cho bản thân thì không nên. Đôi khi còn bị trách phạt bởi đã sinh tà tâm, việc xây dựng và cả thờ tự về sau gặp nhiều chướng ngại.
Đồ thờ
- Đồ thờ: Tượng – Tranh - Bài vị
Việc thỉnh tượng vị thánh làm bàn thờ thêm trang trọng. Nếu không có điều kiện thì chỉ thỉnh tranh hoặc thờ lô nhang, long ngai, bài vị cũng là lịch sự, đàng hoàng.
Ban thờ có thể bằng gỗ tốt, gỗ thường, xây…
Các đồ tế khí - trang hoàng đền điện tùy điều kiện.
Thứ tự rước tượng/tranh thờ Thánh tại đền điện
- Có điều kiện rước thờ 1 lần
- Chưa có điều kiện có thể rước thờ theo thứ tự:
- Thờ phật (Cho tâm an yên – Với người đã quy y - Không bắt buộc)
- Thờ thánh bản mệnh chính cung ( Thánh thủ Điện )
- Thờ công đồng chư Thánh…/ Trần Triều/ Sơn trang/ Bản cảnh…(tùy)
.Thờ tĩnh điện riêng nhà Trần dòng Phù lục .
- Lưu ý:
+ Không phải cứ rước đủ tam tòa thánh mẫu, ngũ vị tôn quan, ông hoàng, tiên cô, thánh cậu, quan hổ, quan xà mới là đầy đủ. Tùy điều kiện, có khi chỉ cần một pho tượng vị thánh bản mệnh ( Thánh Thủ điện là Thánh bản mệnh cũng có người thờ Thánh cho ăn lộc ban quyền phép là Thánh thủ điện nhưng hãn hữu ) cũng không sai.
+ Bát nhang tối thiểu có bát nhang thờ Thánh bản mệnh hoặc lô nhang thờ chung Thánh bản mệnh và công đồng chư Thánh. ( và lô nhang hạ ban )
+ Thờ vọng: Nếu làm lễ rước tượng từ đền chính nào đó về điện tại gia là tốt. Nếu không có điều kiện thì chỉ cần bốc bát nhang ghi rõ duệ hiệu công đồng hoặc dị hiệu các vị Thánh cũng không sao.
+ Quy mô và đồ thờ có thể điều chỉnh nâng cấp - mở rộng khang trang hơn khi có điều kiện, thay thế tranh bằng tượng hoặc tượng cũ/tượng nhỏ bằng tượng lớn/ chất lượng tốt hơn...
ĐẶC BIỆT ghi nhớ: Chỉ có thể mở rộng thêm chứ không được quy nhỏ lại (Không cắt bớt đất đang thờ điện/ Không chuyển từ thờ tượng lớn thành thờ tượng nhỏ/ Không chuyển từ thờ tượng sang thờ tranh…). Phải có cửa võng hoặc y môn để che long nhan Thánh tượng . Ko có thì cũng phải nhiễu điều che long nhan Thánh điện .
+ Bản chất Tranh giấy/ tượng… là hình tướng thờ. Đền điện chỉ cần linh thiêng quy tụ và thanh lọc được tín ngưỡng lực. Nếu tượng lớn đồ sang mà không tụ được linh thì cũng không có tác dụng gì.
+ vật Trấn diện ( Ấn sắc ....)
Sắp xếp tượng thờ:
- Tùy theo căn cơ thủ nhang – Quy mô đền điện (đồng thầy của thủ nhang sẽ định hướng cụ thể)
- Tham khảo:
Bên trong điện thờ Tam Tứ phủ hiện nay thường có 3 ban chính: Ở giữa là ban Tam Tứ phủ công đồng, bên phải của người làm lễ là ban Trần Triều, bên trái là ban Sơn Trang…
Tại ban công đồng, tượng thờ thường được đặt theo cấu trúc bao gồm các lớp như sau: Trên cùng thờ Phật – Tam tòa Thánh Mẫu - . Ngũ vị Tôn ông - tứ phủ chầu bà - tứ phủ ông Hoàng - tứ phủ thánh cô… ( Thánh thủ điện thường đặt chính giữa ) làm sao rước thỉnh tượng thờ cho hợp lý để tránh Thánh thủ điện phải thờ sang bên.
Dưới gầm: ban Công đồng thờ ngũ hổ, quan xà( nếu điện thờ Thánh sơn trang là thánh chính cung)
Các điện khác Thánh Xà vắt ngang trên điện.
Ngoài ra, hai bên công đồng có thể đặt thêm tượng hai cậu bé ở phía dưới. Phía ngoài điện thờ có 1 lầu Cô, 1 lầu Cậu, đôi khi lầu cô, lậu cậu được đặt hai bên cửa phía trong điện thờ. Ngoài sân điện là ban thờ Mẫu cử trùng Thượng Thiên ( Mẫu bán thiên)…
Công việc tại điện thờ
- Thường nhật:
+ Sáng thay hoa chiều lọc nước, Hàng ngày dâng nước, lên hương, sáng thỉnh chuông chiều bái chuông.
+ Luôn phải đủ thiết lễ, xuân thời tứ tiết, ngày rằm mùng một ngày Thánh tiệp chính.
+ Làm việc âm tại bản điện hoặc tại nơi bách gia cậy sở có xin phép chư Thánh tại bản điện…
- Hầu đồng: (Duy trì tín ngưỡng lực)
+ Mỗi vấn hầu có bóng Thánh giáng quy tụ năng lượng tín ngưỡng lực tương đương hàng nghìn người lễ bái hương khói. Để duy trì bản điện linh thiêng và đủ tín ngưỡng lực gia trì cần thiết thực hành nghi lễ hầu đồng (bắt buộc).
+ tuần tiết sáng chuông chiều mộ , lập hạ ra hè, đầu năm khai ấn cuối năm quấn cờ ngày tiệp chư Thánh.....
+ Đàn to lễ lớn hay đàn sơ lễ mỏng, mã đại đàn tiểu đàn tùy điều kiện và mục đích khóa lễ nhưng đảm bảo đủ một năm ít nhất hai lần hầu đồng (Đầu năm khai ấn cuối năm quấn cờ), có điều kiện hơn thì tứ kỳ tứ vấn tiệp Thánh thủ điện …
Nhớ rằng:
Vai trò trách nhiệm của thanh đồng trong xã hội vừa là tấm gương trong dân, vừa là điểm tựa tâm linh trong xã hội.
Người lập điện phải phát dương đạo/ giữ truyền thống đạo/ Chưa xét đến lấy danh cho Thánh lấy diện cho đồng nhưng tối thiểu phải làm đúng pháp/ Tu thân tu đạo sao cho không làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đạo Thánh tại nơi lập đền/điện.
Kế thế truyền đăng (giữ tín hương)
Một bản điện phải có con nhang/ đệ tử truyền đạo/ truyền thống đạo (bắt buộc).
- Nối tiếp truyền thừa bản điện: Con cháu/ Họ hàng/ con nhang – đệ tử của thủ nhang hoặc cá nhân/tổ chức (Một số điện tư thủ nhang không có người nối tiếp truyền thừa hiến điện cho nhà nước thành đền công) … được thủ nhang chấp nhận cho phép.
Cá nhân – tổ chức được thủ nhang truyền lại bản điện sẽ tiếp tục thực hiện các công việc tại điện (như đã nêu tại mục F) để duy trì tín hương và gia trì tín ngưỡng lực cho bản điện.
- Giải đáp một số thắc mắc khác
+ tên điện tùy căn cơ hoặc do ứng báo mà đặt.
+ Duy trì hương khói nhưng không nối truyền có được không?
Bản điện sau khi thủ nhang không còn vẫn có người hương khói, thay hoa lọc nước đều đặn nhưng không có người nối truyền (mục G) tiếp tục gia trì ĐỦ tín ngưỡng/nguyện lực thì linh khí không dần suy giảm.
Lúc này hội đồng gia tiên của thủ nhang chịu trách nhiệm tìm người nối truyền phù hợp. (Nếu đời con không có thì đời cháu/ chắt…), gia tiên sẽ dẫn người trong họ ra đồng và nối tiếp việc thờ phụng. Việc tìm được sớm hay muộn do gia tiên phụ trách.
Còn ko thì thường các vị gia tiên sẽ cho phép con cháu hiến thành đền công ( đa phần các ngôi đền hiện nay đều là điện tư phát triển thành đền công)
Lưu ý: Nếu bản điện chỉ có người thay hoa lọc nước hương khói không có người nối truyền chính thức của thủ nhang (mục G) thì không nên để người khác tự ý hầu hạ tại bản điện, vì người hầu tại điện nếu không có đủ năng lực thỉnh dẫn bóng Thánh thuần khiết thì tín ngưỡng lực về bản điện khó có thể được thanh lọc, dễ gây loạn âm phần và dễ bị vong tà ám tá. (Trừ trường hợp gia đình thủ nhang tiến điện tại gia cho nhà nước trở thành đền công thì việc hầu hạ tại điện lúc này do nhà nước quản lý).
Hoặc phải tìm người uy tín mà gia đình đã biết Hầu khai quang tuần tiết hộ , không thì tứ thời phải nhờ Pháp sư đến cúng khao thỉnh.
+ Giải Đền/Điện khi nào không bị trách phạt:
- Việc này cực kỳ hãn hữu. Chỉ trong trường hợp thủ nhang làm sai bị phạt và bản điện đã bị tà chiếm thì mới nên giải đền/điện sám hối chư Thánh.
- Còn nếu bản điện linh thiêng mà thủ nhang vì lí do nào đó không tiếp tục làm việc được hoặc không tìm được người để cho nối truyền thì vẫn tiếp tục giữ hương khói đến khi gia tiên sắp xếp.
Còn nếu giải điện thì họa tới cho cả gia đình chủ ngôi điện lẫn người giải.
+ Về giải binh/ gửi binh…:
- Trường hợp bản điện có nuôi binh (lập tĩnh) mà sau không có người tiếp quản/ thủ nhang mất khả năng quản lý thì có thể cậy nhờ thầy pháp (đủ năng lực) tiến hành giải binh hoặc gửi binh tại đền công. Khi bản điện có người nối truyền tự hành sai đền công sẽ hoàn trả binh cho bản điện.
- Trường hợp không thể giải binh/ không thể gửi binh thì binh này án tại bản điện. Gia tiên chịu trách nhiệm quản lý. Nếu gia tiên không quản được có thể gây ra rất nhiều phức tạp rối loạn về âm phần tại nơi thờ tự.
+ Đền điện có con nhang cái bán mà thầy mất:
- Đệ tử có thể tự tu không theo thầy khác
- Xin nhờ đồng thầy khác kê đệm/đỡ bóng nếu chưa vững bóng hoặc theo đồng thầy khác xin truyền giảng đạo pháp để tiếp tục tu tập/học đạo. Tuy nhiên lễ nghĩa với thầy đạo cũ và chốn tổ cũ vẫn phải vẹn toàn .