Giải mã ý nghĩa - Đoán vận Hung Cát của quẻ Phong Địa Quán
Quẻ Phong Địa Quán là tên của quẻ số 20 trong số 64 quẻ Kinh Dịch. Khám phá ý nghĩa quẻ số 20 sẽ giúp quý bạn biết được vận Hung - Cát mà quẻ Phong Địa Quán mang lại.
Quẻ Phong Địa Quán là gì?
Quẻ Phong Địa Quán được xây dựng nhờ sự nghiên cứu của những Tổ Sư trong lĩnh vực tử vi, kinh dịch. Và để có kết quả như ngày nay, thì quẻ số 20 đã trải qua sự vun bồi, giải mã ý nghĩa luận đúng sai trong suốt cả một chặng đường kéo dài hàng ngàn năm.
Quẻ Phong Địa Quán vốn vô cùng phức tạp, theo lời dẫn của cổ nhân, thì mỗi quẻ sinh ra vốn vô cùng phức tạp, và để khám phá ý nghĩa quẻ bói số 20 cũng vô cùng phức tạp. Cho đến ngày nay, rất hiếm người có thể hiểu được quẻ số 20 Phong Địa Quán cũng như 64 quẻ kinh dịch.
Giải quẻ số 20 như thế nào?
Việc giải mã quẻ số 20 của chúng tôi được xây dựng dựa trên cơ sở của Kinh Dịch cổ xưa được lưu truyền lại.
Muốn biết ý nghĩa của quẻ Phong Địa Quán, thì các chuyên gia phải xây dựng đồ hình, sau đó đồ hình sẽ được kết hợp với Nội Quải, Ngoại Quải để đưa ra kết quả của quẻ bói. Đây là điều mà đại đa số trong chúng ta không thể tiến hành được.
Thế nên chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng nên ý nghĩa tường minh nhất của quẻ Phong Địa Quán, giúp quý bạn khám phá tất cả mọi điều về quẻ 20 một cách chính xác nhất.
Sau đây là phần luận giải chi tiết ý nghĩa quẻ Phong Địa Quán ứng với quý bạn:
PHONG ĐỊA QUÁN. Thưởng ngoạn, nhìn, xem, quan sát
風 地 觀
Thuộc loại: Quẻ Bình Hòa
Các bạn có thể xem thêm ý nghĩa quẻ dịch khác tại đây:
Phân tích toàn quẻ Phong Địa Quán
Thoán từ
觀: 盥 而 不 荐,有 孚 顒 若。
Quán. Quán nhi bất tiến. Hữu phu ngung nhược.
Dịch. Thoán Từ.
Trang trọng như rửa tay hành lễ.
Lòng tinh thành xá kể của dâng,
Thấy ta thành tín, thủy chung,
Hạ dân âu cũng sinh lòng kính tin.
Thoán nhấn mạnh rằng: bậc nhân quân ở ngôi cao, vạn dân trông vào, ngưỡng mộ, phải ăn ở sao cho tâm tư thuận với thiên lý (Khôn = thuận), hành vi phù hợp với Thiên đạo (Tốn = thuận tốn), chí trung, chí chính (Hào Cửu ngũ đắc trung, đắc chính).
Vị Thánh quân xưa ở chốn triều ca, tức là ở ngôi Trung cung = Hoàng cực, phải lo sao đức hạnh tuyệt vời, vì ở ngôi Hoàng cực, nhà vua sẽ là môi giới giữa Trời và Dân, sẽ thay dân tế Trời, thay Trời trị dân, giáo hóa dân, chỉ đường trung chính cho dân theo.
Thoán Truyện.
彖 曰: 大 觀 在 上,順 而 巽,中 正 以 觀 天 下。觀,盥 而 不 荐,有 孚 顒 若,下 觀 而 化 也。觀 天 之 神 道,而 四 時 不 忒, 聖 人 以 神 道 設 教,而 天 下 服 矣。
Thoán viết.
Đại Quán tại thượng. Thuận nhi tốn. Trung chính dĩ quán thiên hạ. Quán quán nhi bất tiến. Hữu phu ngung nhược. Hạ quan nhi hóa dã. Quan thiên nhi thần đạo nhi tứ thời bất thắc. Thánh nhân dĩ thần đạo thiết giáo. Nhi thiên hạ phục hĩ.
Dịch. Thoán Truyện.
Gương cao treo ở trên đời,
Thuận Thiên, Tồn lý, rạng ngời chính trung,
Chiếu soi thiên hạ khắp cùng,
Trang nghiêm như lúc khởi công tế thần,
Rửa tay, mà hết tinh thành,
Chưa cần dâng lễ, thần minh chứng rồi.
Uy nghi, tin kính rạng ngời.
Dân xem cảm động, cảm rồi noi gương.
Kìa Trời thần diệu khôn lường,
Bốn mùa theo đúng phép thường chuyển luân.
Thánh nhân ảo diệu như thần,
Âm thầm dạy dỗ, chúng dân phục tùng.
Thoán Truyện cho rằng: Dạy dân có nhiều cách:
- Bằng Thần đạo = đường lối Trời. Theo cách này, nhà vua chỉ cần chí thành, chí thiện, trang nghiêm, kính cẩn, tập trung tinh thần, không để cho tinh thần phôi pha, phá tán, sẽ âm thầm ảnh hưởng đến muôn dân, sẽ âm thầm cảm hóa được muôn dân. Thế là bắt chước được đường lối Trời, vì Trời âm thầm, lặng lẽ, mà bốn mùa vẫn vần xoay, không hề đơn sai. Đó là lối cảm hóa cao siêu nhất, vì thế nên gọi Thần đạo thiết giáo.
- Dạy dân bằng những lời giáo hoá, bằng mệnh lệnh.
- Dạy dân bằng hành vi, cử chỉ, tiếp nhân, xử thế của mình.
Dĩ nhiên, hai lề lối sau, vì còn có hình thức, ngôn từ nên kém lối thứ nhất xa. Đức Khổng nói: Dùng miệng lưỡi hay kiểu cách bên ngoài, cảm hóa dân lối ấy rất nên thô thiển. Ngoài ra, Thoán cũng nhắc nhở rằng sự tế tự thần minh, là cốt ở lòng thành kính, chứ không cốt ở lễ dâng.
Lòng thành tín mạnh mẽ nhất, sự tập trung tinh thần mạnh mẽ nhất là từ lúc vị chủ tế rửa tay, cho đến lúc đổ rượu xuống đất cầu xin Thượng đế giáng lâm, còn sự dâng của lể xin ơn chỉ là tùy thuộc. Vì thế mà Đức Khổng mới nói: Trong tế lễ Thượng đế, khi đã đổ rượu xuống đất, xin Thượng đế giáng lâm rồi, thì ta chẳng muốn xem nữa (Tử viết: Đế, Tự quán nhi vãng giả, ngô bất dục quan chi hỹ) (LN III, 10).
Quẻ Lâm là biểu thị cho sự lớn mạnh. Càng lớn thì càng cần có sự quan sát xung quanh. Chính vì vậy sau quẻ Lâm chính là quẻ Địa Phong Quán. Quẻ có thượng quái Tốn, hạ quái Không tức là gió đi qua mặt đất giống như hình ảnh tiên vương đi tuần xét nhân gian. Hai quái đều Âm, thượng quái Tốn chỉ cấp lãnh đạo khiêm tốn, hạ quái Khôn chỉ dân chúng đang hết lòng phục tùng theo. Thời kỳ này lấy chí thành để xem xét và cảm hóa được người dưới, dẫu có khó khăn sau sẽ thuận. Quẻ Quán không chỉ xem xét người, xem xét xung quanh mà còn xem xét lại chính bản thân mình, tìm ra những đường lối, phương hướng đúng đắn.
Các bạn có thể xem thêm ý nghĩa quẻ dịch khác tại đây:
Sơ lược từng hào của quẻ Phong Địa Quán
- Sơ Lục : Đã âm nhu lại ở vị dưới cùng, cũng như đứa trẻ dòm ngó, không đáng trách. Nhưng nếu người lớn mà có hành động như thế thì đáng xấu hổ. Ví dụ người đa sự, hay xoi bói việc nhà của người ta.
- Lục Nhị : Cũng ý trên, ví dụ người con gái dòm ra cửa sổ, mơ tưởng ông hoàng tử cao quý (Cửu Ngũ), đó là nhi nữ thường tình, không đáng trách. Nhưng nam nhi mà xét việc hồ đồ như thế thì đáng xấu hổ.
- Lục Tam : Âm hào cư dương vị, lại ở trên hạ quái, dưới thượng quái, nửa tiến nửa lùi. Hãy tự xét mình, không nên cầu may rủi. nếu thấy hoàn cảnh thuận lợi cho việc tiến thân (ứng với Thượng Cửu) thì cứ tiến. Nếu tự xét không đủ tài thì an phận là hơn.
- Lục Tứ : Đắc chính, lại gần Cửu Ngũ, ví như một hiền thần giúp vua quan sát dân tình một cách chính xác, trung thực. Được vậy vì Tứ nhu thuận với Ngũ, và bản thân đắc chính, nghĩa là có tài quan sát.
- Cửu Ngũ : Vị chí tôn, cả thiên hạ trông vào. Ngược lại, nếu muốn biết mình tốt hay xấu, cứ quan sát dân chúng sướng hay khổ, sẽ biết.
- Thượng Cửu: Không ở vị chí tôn như Cửu Ngũ, không có trách nhiệm trực tiếp với quốc gia, nhưng vẫn được quốc gia trông vào vì tài đức lớn. Không nên vì chính mình không giữ chức vụ nào trong chính quyền mà buông thả bỏ mặc việc đời. Miễn là giữ vững chính đạo thì sẽ được vô cựu. (Ví dụ Nguyễn bỉnh Khiêm đã từ quan nhưng vẫn lo chỉ giáo cho những người tìm đến hỏi kế: Bảo đám học trò là Phùng Khắc Khoan, Lương hữu Khánh vào Nam giúp việc trung hưng cho nhà Lê, bảo chúa Mạc nếu sau này thất bại thì cố thủ Cao Bằng được thêm vài đời, bảo Nguyễn Hoàng lánh vào Nam).
Ý nghĩa của quẻ Phong Địa Quán
Quẻ Phong Địa Quán do có thượng quái, hạ quái toàn hào Âm, quẻ này có khuynh hướng xung đột nhiều hơn ứng hợp, quan sát về ác ý hơn là thiện ý. Bốn hào Âm ở dưới lấn áp hai hào Dương của thượng quái trên. Gợi ý quẻ Quán là một xã hội có cấp lãnh đạo nhu nhược, bị dân chúng dòm ngó và phê bình.
Thượng quái Tốn (gió), hạ quái Khôn (đất). Quẻ khuyên nên giữ yên tĩnh, đồng thời củng cố địa vị hiện tại. Hình ảnh quẻ là Phong hành địa thượng nghĩa là gió ở trên mặt đất, gió này thổi qua mọi thứ nhưng lại không sâu sắc, mà hời hợt. Vì thế phải quan sát thật kỹ những tình huống hiện tại để biết phương cách cải tiến vận số bản thân sao cho tốt đẹp hơn.
Quẻ Phong Địa Quán tốt cho việc gì?
Quẻ Quán mọi việc đều ở mức độ trung bình. Quan trọng nhấn mạnh về sự quan sát, tri kỷ và tri bỉ để thủ mà thắng. Quẻ này đặt trong các vấn đề hôn nhân, kinh doanh buôn phát, phát triển công danh sự nghiệp,... đều được tạm ổn.
Quẻ có hào Sơ, hào Nhị, hào Tam nên tránh suy nghĩ hẹp hòi, xàm ngôn hay vô trách nhiệm sẽ hạn chế được hậu quả khôn lường. Trong quẻ có nhu thuận, chính trực, giúp được cấp trên quan sát một cách trung thực có lợi về sau. Ở hào Cửu Ngũ, hào Thượng Cửu có vòng cương tỏa nên tự mình xem xét sướng khổ quan tâm đến người xung quanh.