Chi tiết về tên gọi, ý nghĩa, đặc tính của 12 con giáp mà không phải ai cũng biết

Chủ nhật, 10/11/2024 - 21:45

Mục lục
 
Mục lục

(Xemsomenh.com) Những kiến thức chung về 12 con giáp như tên gọi, thứ tự… có thể đã quá quen thuộc với nhiều người. Nhưng còn về nguồn gốc, tại sao lại có mười hai con giáp, hay ý nghĩa và đặc tính của từng con giáp ra sao… mời bạn cùng Xem Số Mệnh tìm hiểu chi tiết và đầy đủ trong bài viết dưới đây.

12 con giap la gi - Muoi hai con giap la gi?
 

1. 12 con giáp là gì?

12 con giáp (hay mười hai con giáp, 12 Địa Chi) là một tập hợp gồm 12 con vật được sắp xếp theo thứ tự cố định bao gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Các con giáp này sẽ là một cách tính chu kỳ, tính lịch âm, lịch theo mùa trăng ở các nước phương Đông.    

Tương truyền từ thời xa xưa, khi con người chưa xác định cụ thể được thời gian, thì họ đã lấy mặt trời làm chuẩn cho một ngày lao động: "mặt trời mọc thì làm, lặn thì nghỉ". Nhưng trong trường hợp thời tiết xấu, con người không biết dựa vào đâu để làm việc, vì vậy ông cha ta đã tạo ra Thập can gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý và Thập nhị chi hay chính là mười hai con giáp để tính thời gian. 

Một ngày chia làm 12 giờ (vì 1 giờ âm lịch bằng 2 giờ dương lịch) với một chi sẽ đại diện cho một giờ, kết hợp với thiên can để tính năm như: Mậu Dần, Canh Thân, Bính Thìn... Ngoài ra, thập can và thập nhị chi phối hợp với nhau để sinh ra Lục thập hoa giáp (chu kỳ 60 năm gọi là Nguyên).

2. Giải mã thứ tự sắp xếp 12 con giáp

Thu tu cua 12 con giap
 

2.1 Thứ tự sắp xếp mười hai con giáp

Thứ tự Tên con giáp Tên con vật tương ứng
Vị trí số 1 Chuột
Vị trí số 2 Sửu Trâu
Vị trí số 3 Dần Hổ
Vị trí số 4 Mão Mèo
Vị trí số 5 Thìn Rồng
Vị trí số 6 Tỵ Rắn
Vị trí số 7 Ngọ Ngựa
Vị trí số 8 Mùi
Vị trí số 9 Thân Khỉ
Vị trí số 10 Dậu
Vị trí số 11 Tuất Chó
Vị trí số 12 Hợi Lợn/ Heo

Truyền thuyết về mười hai con giáp được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc. Vào ngày sinh nhật Ngọc Hoàng, các loài vật đã cùng nhau thi tài xem ai là người thắng cuộc, từ đó quyết định vị trí đứng đầu và thứ tự lần lượt của mười hai con giáp. Kết quả là Tý (Chuột) đứng đầu và Hợi (Lợn) xếp cuối.

Khi về tới Việt Nam, các con vật đại diện cho mười hai con giáp đã có những sự thay đổi nhất định. Nhưng về cơ bản, thứ tự của các con vật vẫn được giữ nguyên như sau: Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi. Tương ứng là những con vật: Chuột – Trâu – Hổ – Mèo – Rồng – Ngựa – Dê – Khỉ – Gà – Chó – Lợn (Heo).

Mười hai con giáp được nêu bên trên được sắp xếp theo thứ tự gắn liền với truyền thuyết về cách lập thập nhị chi này. Mỗi con giáp đều sẽ tương ứng với một năm khác nhau và có những tính chất, đặc điểm tương đồng với con giáp ấy. 

Cũng chính vì vậy mà cứ mỗi năm mới đến người ta lại chế tác ra nhiều vật phẩm phong thủy theo từng năm để giúp gia chủ có thể gặp được nhiều may mắn và thành công.   

2.2 Ý nghĩa thứ tự sắp xếp mười hai con giáp theo thứ tự từng cặp

Bên cạnh việc sắp xếp thứ tự theo truyền thuyết, người xưa còn có cách phân chia 12 địa chi theo 6 cặp (lục hợp). Mỗi cặp đều ẩn chứa ý nghĩa, giáo huấn dành cho con cháu đời sau. Dưới đây là ý nghĩa thứ tự sắp xếp 12 con giáp:

Nhóm thứ 1: Tuổi Tý và tuổi Sửu (Chuột và Trâu)

  • Biểu tượng: Chuột đại diện cho sự thông minh, trí tuệ và nhanh nhẹn. Còn Trâu đại diện cho tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó. Hai phẩm chất của 2 con giáp này sẽ cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau mới tạo nên một con người vừa có đầu óc, vừa biết lao động.
  • Ý nghĩa: Một người chỉ có trí tuệ mà không biết lao động, thì sẽ thành người khôn vặt. Ngược lại, nếu một người chỉ biết cần cù mà không có đầu óc, thì người đó làm việc gì cũng chật vật, vất vả, lại khó đạt được kết quả cao.

Nhóm thứ 2: Tuổi Dần và tuổi Mão (Hổ và Mèo)

  • Biểu tượng: Hổ đại diện cho sức mạnh, sự dũng mãnh; mèo đại diện cho sự khéo léo, cẩn thận. Kết hợp cả hai phẩm chất này mới làm được chuyện lớn, giống như vừa có tài vừa có trí.
  • Ý nghĩa: Một người chỉ biết cậy mạnh mà thiếu đi sự cẩn thận sẽ bị gọi là người thô lỗ. Ngược lại, một người mà cái gì cũng quá tẩn mẩn, cầu toàn, sợ sệt mà không dám hành động thì là người nhút nhát, khó chạm được tới đỉnh cao của thành công.

Nhóm thứ 3: Tuổi Thìn và tuổi Tỵ (Rồng và Rắn)

  • Biểu tượng: Rồng đại diện cho cứng rắn, mạnh mẽ; rắn đại diện cho sự mềm dẻo, giỏi luồn lách. Tức là "cương" và "nhu" phải đi cùng và bổ trợ cho nhau.
  • Ý nghĩa: Người cứng rắn quá đôi khi không tốt, dễ trở nên cứng nhắc, bảo thủ, làm mất lòng nhiều người xung quanh hoặc dễ có tình địch trong công việc. Còn người quá mềm yếu, chỉ biết luồn lách thủ đoạn thường mất đi chủ kiến, không có tiếng nói, làm người không đàng hoàng. Vì vậy trong cuộc sống phải kết hợp cả 2, cứng rắn đúng lúc, nhường nhịn khéo léo đúng hoàn cảnh. Như vậy mới có thể làm nên đại sự. 

Nhóm thứ 4: Tuổi Ngọ và tuổi Mùi (Ngựa và Dê)

  • Biểu tượng: Ngựa đại diện cho sự quyết tâm, bằng mọi giá thực hiện mục tiêu đề ra, không chùn bước trước trở ngại. Dê tượng trưng cho sự hòa thuận và đoàn kết, tính tập thể. 
  • Ý nghĩa: Nếu một người chỉ biết nghĩ đến lợi ích cá nhân của mình mà không quan tâm tới tập thể, không muốn sống hòa thuận với mọi người, thì chắc chắn sẽ bị cô lập. Ngược lại một người lúc nào cũng để tâm tới mọi người xung quanh nghĩ gì về mình, sống theo lời thiên hạ thì rất dễ mất tập trung vào mục tiêu đề ra. Cả 2 tính cách này phải được kết hợp bù trừ cho nhau thì mới thành công được.

Nhóm thứ  5: Tuổi Thân và tuổi Dậu (Khỉ và Gà)

  • Biểu tượng: Khỉ là đại diện của sự nhạy bén, tinh anh, nhanh nhạy, lanh trí. Còn gà là con vật có tính kỷ luật, luôn tuân thủ đúng với nguyên tắc và thời gian, hàng ngày làm nhiệm vụ gáy sáng, gọi mọi người thức dậy. 
  • Ý nghĩa: Con người không nên sống quá cứng nhắc. Tuân thủ theo nguyên tắc cố định là tốt nhưng đôi khi cũng nên có sự linh hoạt nhất định. Đồng thời, một người năng động, nhạy bén nhưng cũng cần phải có những nguyên tắc riêng cho bản thân, không nên hành động theo cảm xúc nhất thời, nếu không sẽ trở thành người tùy tiện, lỗ mãng, khó làm nên đại sự.

Nhóm thứ 6: Tuổi Tuất và tuổi Hợi (Chó và lợn)

  • Biểu tượng: Chó là biểu tượng cho sự trung thành, tận tâm tận lực, chân chất thật thà. Lợn là con vật gắn với sự hiền hòa, sống vô tư thoải mái.
  • Ý nghĩa: Con người biểu hiện ra bên ngoài có thể xuề xòa dễ dãi, tạo được thiện cảm với người xung quanh. Nhưng trong lòng phải là một người có nguyên tắc của riêng mình. 

Thông qua ý nghĩa biểu tượng của các cặp con giáp, ta có thể nhận ra được những bài học và điều răn dạy của người xưa, đó cũng chính là cơ hội để chúng ta đánh giá lại mình, từ đó biết được ưu nhược điểm của bản thân mà phát huy hoặc sửa đổi cho phù hợp.

2.3 Ứng dụng thứ tự sắp xếp 12 con giáp để tính giờ âm lịch

Bên cạnh truyền thuyết về cuộc thi tài trước mặt Ngọc Hoàng, thứ tự của mười hai con giáp cũng tương ứng với các khung giờ trong ngày và gắn liền với đặc tính của từng loài vật tượng trưng cho từng con giáp. Cụ thể cách tính giờ theo 12 con giáp như sau:

  • Giờ Tý – Là khung giờ từ 23 giờ đến 1 giờ sáng. Đây cũng là thời điểm loài chuột hoạt động mạnh nhất trong ngày.
  • Giờ Sửu – Là khung giờ 1 giờ đến 3 giờ sáng. Thời điểm này những chú trâu sẽ chuẩn bị đi cày.
  • Giờ Dần – Là khung giờ 3 giờ đến 5 giờ sáng. Đây cũng chính là thời điểm hổ hung hãn và nguy hiểm nhất.
  • Giờ Mão – Là khung giờ 5 giờ đến 7 giờ sáng. Đây là thời gian những chú mèo đi ngủ.
  • Giờ Thìn – Là khung giờ từ 7 giờ đến 9 giờ sáng. Đây là lúc rồng bay lượn tạo mưa (theo truyền thuyết).
  • Giờ Tỵ – Là khung giờ từ 9 giờ đến 11 giờ sáng. Đây chính là thời điểm rắn hiền lành nhất.
  • Giờ Ngọ – Là khung giờ từ 11 giờ đến 13 giờ trưa. Lúc này ngựa có dương tính cao.
  • Giờ Mùi – Là khung giờ từ 13 giờ đến 15 giờ chiều. Đây là thời điểm dê ăn cỏ trong ngày mà không ảnh hưởng xấu đến cây cỏ xung quanh.
  • Giờ Thân – Là khung giờ từ 15 giờ đến 17 giờ chiều. Lúc này là thời điểm khỉ thích hú bầy đàn.
  • Giờ Dậu – Là khung giờ từ 17 giờ đến 19 giờ tối. Lúc này gà đã lên chuồng đi ngủ.
  • Giờ Tuất – Là khung giờ từ 19 giờ đến 21 giờ tối. Đây chính là giờ trông nhà của những chú chó.
  • Giờ Hợi – Là khung giờ từ 21 giờ đến 23 giờ tối khuya, đây cũng là thời điểm lợn ngủ say giấc nhất.

3. Mười hai con giáp là con gì?

Sau khi biết được 12 con giáp là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết mười hai con giáp là con gì, sinh năm nào, mang ngũ hành gì. Cụ thể như sau:   

3.1 Tý là con gì?

Trong 12 địa chi thì Tý tượng trưng cho con chuột. Đây chính là con vật được xếp đầu tiên trong các con giáp.

Dựa vào thiên can, người tuổi Chuột bao gồm những năm sinh ứng với mệnh ngũ hành như sau:

  • Tuổi Canh Tý sinh năm 1960, 2020... - Thiên can Canh, địa chi Tý - Mệnh Thổ
  • Tuổi Nhâm Tý sinh năm 1912, 1972... - Thiên can Nhâm, địa chi Tý - Mệnh Mộc
  • Tuổi Giáp Tý sinh năm 1924, 1984... - Thiên can Giáp, địa chi Tý - Mệnh Kim
  • Tuổi Bính Tý sinh năm 1936, 1996... - Thiên can Bính, địa chi Tý - Mệnh Thủy
  • Tuổi Mậu Tý sinh năm 1948, 2008... - Thiên can Mậu, địa chi Tý - Mệnh Hỏa

Cùng thuộc tuổi Chuột nhưng nếu có thiên can khắc nhau thì tính cách, số mệnh cuộc đời cũng sẽ khác nhau. Vận mệnh mỗi người sẽ phụ thuộc vào can chi và mệnh ngũ hành, ngày giờ tháng sinh. Xem chi tiết:

3.2 Sửu là con gì?

Tuổi Sửu là tuổi con Trâu. Trong 12 địa chi, Trâu xếp ở vị trí số 2, đại diện cho sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ. Vì thế nó có thể vượt qua nhiều con giáp khác và cán đích ở vị trí cao.

Cùng thuộc một giáp nhưng người tuổi Sửu sẽ có thiên can và mệnh ngũ hành khác nhau. Cụ thể:

  • Tuổi Tân Sửu sinh năm 1961, 2021... - Thiên can Tân, địa chi Sửu - Mệnh Thổ
  • Tuổi Qúy Sửu sinh năm 1913, 1973... - Thiên can Quý, địa chi Sửu - Mệnh Mộc
  • Tuổi Ất Sửu sinh năm 1925, 1985... - Thiên can Ất, địa chi Sửu - Mệnh Kim
  • Tuổi Đinh Sửu sinh năm 1937, 1997... - Thiên can Đinh, địa chi Sửu - Mệnh Thủy
  • Tuổi Kỷ Sửu sinh năm 1949, 2009... - Thiên can Kỷ, địa chi Sửu - Mệnh Hỏa

Xem chi tiết: 

3.3 Dần là con gì?

Tuổi Dần là tuổi con Hổ, xếp ở vị trí số 3 trong bảng xếp hạng mười hai con giáp Việt Nam. Con Hổ đại diện cho sức mạnh, sự uy quyền, thế lực mạnh mẽ.

Người tuổi Dần bao gồm những năm sinh ứng với mệnh ngũ hành như sau:

  • Tuổi Giáp Dần: bao gồm các năm 1914, năm 1974, năm 2034 và năm 2094...
  • Tuổi Bính Dần: bao gồm các năm 1926, năm 1986 và năm 2046...
  • Tuổi Mậu Dần: bao gồm các năm 1938, năm 1998 và năm 2058...
  • Tuổi Canh Dần: bao gồm các năm 1950, năm 2010 và năm 2070...
  • Tuổi Nhâm Dần: bao gồm các năm 1902, năm 1962, năm 2022 và năm 2082...

Xem chi tiết:

3.4 Mão là con gì?

Người sinh năm Mão Âm lịch còn được gọi là năm con Mèo. Trong mười hai con giáp tuổi Mão đứng thứ 4 sau tuổi Dần (con hổ) và trước tuổi Thìn (con rồng).

  • Tuổi Kỷ Mão, thuộc mệnh Thổ, sinh vào các năm 1939, 1999...
  • Tuổi Tân Mão, mệnh Mộc, sinh vào các năm 1951, 2011...
  • Tuổi Quý Mão, thuộc mệnh Kim, sinh vào các năm 1963, 2023...
  • Tuổi Ất Mão, thuộc mệnh Thủy, sinh năm 1975...
  • Tuổi Đinh Mão, thuộc mệnh Hỏa, sinh năm 1987...

Xem chi tiết:

3.5 Thìn là con gì?

Tuổi Thìn là tuổi con Rồng. Trong 12 địa chi, tuổi Rồng đại diện cho sự mạnh mẽ, phóng khoáng và bản lĩnh.

Người tuổi Thìn gồm các năm sinh ứng với mệnh ngũ hành như sau:

  • Tuổi Nhâm Thìn sinh năm 1952, 2012... - Thiên can Nhâm, địa chi Thìn - Mệnh Thủy
  • Tuổi Giáp Thìn sinh năm 1964, 2024... - Thiên can Giáp, địa chi Thìn - Mệnh Hỏa
  • Tuổi Bính Thìn sinh năm 1916, 1976... - Thiên can Bính, địa chi Thìn - Mệnh Thổ
  • Tuổi Mậu Thìn sinh năm 1928, 1988... - Thiên can Mậu, địa chi Thìn - Mệnh Mộc
  • Tuổi Canh Thìn sinh năm 1940, 2000... - Thiên can Canh, địa chi Thìn - Mệnh Kim

Xem chi tiết:

3.6 Tị là con gì

Tuổi Tỵ là tuổi con rắn, nằm trong bảng xếp hạng mười hai con giáp Việt Nam. Trong tự nhiên, rắn là con vật đại diện cho sự mưu trí, nhanh nhẹn và dũng cảm. Người tuổi Tỵ thường được biết đến với tính cách gan dạ, dũng cảm và luôn đương đầu với thử thách, chông gai.

Người tuổi Tỵ bao gồm những năm sinh tương ứng với mệnh ngũ hành như sau:

  • Tuổi Quý Tỵ sinh năm 1953, 2013... - Mệnh Thủy
  • Tuổi Ất Tỵ sinh năm 1965, 2025...  - Mệnh Hỏa
  • Tuổi Đinh Tỵ sinh năm 1977 - Mệnh Thổ
  • Tuổi Kỷ Tỵ sinh năm 1929, 1989... - Mệnh Mộc
  • Tuổi Tân Tỵ sinh năm 1941, 2001... - Mệnh Kim

Xem chi tiết:

3.7 Ngọ là con gì?

Tuổi Ngọ là tuổi con Ngựa, đại diện cho sự thông minh, nhanh nhẹn, khám phá và mạo hiểm. Trong 12 địa chi, tuổi Ngọ cũng nổi bật với nhiều tài năng và sự quyết đoán, dũng cảm của mình.

Những người tuổi Ngọ bao gồm các năm sinh và mệnh ngũ hành sau đây:

  • Tuổi Giáp Ngọ sinh năm 1954, 20214... - Thiên can Giáp, địa chi Ngọ - Mệnh Kim
  • Tuổi Bính Ngọ sinh năm 1966, 2026... - Thiên can Bính, địa chi Ngọ - Mệnh Thủy
  • Tuổi Mậu Ngọ sinh năm 1918, 1978... - Thiên can Mậu, địa chi Ngọ - Mệnh Hỏa
  • Tuổi Canh Ngọ sinh năm 1930, 1990... - Thiên can Canh, địa chi Ngọ - Mệnh Thổ
  • Tuổi Nhâm Ngọ sinh năm 1942, 2002... - Thiên can Nhâm, địa chi Ngọ - Mệnh Mộc

Xem chi tiết:

3.8 Mùi là con gì?

Tuổi Mùi là tuổi con Dê, nằm trong bảng xếp hạng 12 địa chi Việt Nam. Dê là con vật đại diện cho sự ôn hòa, thuần hậu và khéo léo.

Tuổi Mùi bao gồm những người có năm sinh tương ứng với các mệnh ngũ hành sau đây:

  • Tuổi Ất Mùi sinh năm 1955, 2015... - Mệnh Kim
  • Tuổi Đinh Mùi sinh năm 1967, 2027... - Mệnh Thủy
  • Tuổi Kỷ Mùi sinh năm 1919, 1979... - Mệnh Hỏa
  • Tuổi Tân Mùi sinh năm 1931, 1991... - Mệnh Thổ
  • Tuổi Quý Mùi sinh năm 1943, 2003... - Mệnh Mộc

Xem chi tiết:

3.9 Thân là con gì?

Tuổi Thân là tuổi con Khỉ, nằm trong bảng xếp hạng 12 địa chi Việt Nam. Khỉ đại diện cho sự nhanh nhạy, thông minh, mưu trí.

Tuổi Thân bao gồm những người có năm sinh tương ứng với mệnh ngũ hành như sau:

  • Tuổi Bính Thân sinh năm 1956, 2016... - Mệnh Hỏa
  • Tuổi Mậu Thân sinh năm 1968, 2028... - Mệnh Thổ
  • Tuổi Canh Thân sinh năm 1920, 1980... - Mệnh Mộc
  • Tuổi Nhâm Thân sinh năm 1932, 1992... - Mệnh Kim
  • Tuổi Giáp Thân sinh năm 1944, 2004... - Mệnh Thủy

Xem chi tiết:

3.10 Dậu là con gì?

Tuổi Dậu là tuổi con gà, nằm trong bảng xếp hạng của mười hai con giáp Việt Nam. Gà là con vật đại diện cho sự mưu trí, dũng cảm và cần cù.

Những người tuổi Dậu bao gồm năm sinh tương ứng với mệnh ngũ hành như sau:

  • Tuổi Đinh Dậu sinh năm 1957, 2017... - Mệnh Hỏa
  • Tuổi Kỷ Dậu sinh năm 1969, 2029... - Mệnh Thổ
  • Tuổi Tân Dậu sinh năm 1921, 1981 - Mệnh Mộc
  • Tuổi Quý Dậu sinh năm 1933, 1993... - Mệnh Kim
  • Tuổi Ất Dậu sinh năm 1945, 2005... - Mệnh Thủy

Xem chi tiết:

3.11 Tuất là con gì?

Tuổi Tuất là tuổi con Chó. Trong các con giáp, tuổi Tuất đại diện cho sự trung thành, kiên trì và nhất quán. Một khi đã đặt ra mục tiêu thì sẽ kiên trì theo đuổi đến cùng.

Người tuổi Tuất bao gồm các năm sinh ứng với ngũ hành như sau:

  • Tuổi Mậu Tuất sinh năm 1958, 2018... - Thiên can Mậu, địa chi Tuất - Mệnh Mộc
  • Tuổi Canh Tuất sinh năm 1970, 2030... - Thiên can Canh, địa chi Tuất - Mệnh Kim
  • Tuổi Nhâm Tuất sinh năm 1922, 1982... - Thiên can Nhâm, địa chi Tuất - Mệnh Thủy
  • Tuổi Giáp Tuất sinh năm 1934, 1994... - Thiên can Giáp, địa chi Tuất - Mệnh Hỏa
  • Tuổi Bính Tuất sinh năm 1946, 2006... - Thiên can Bính, địa chi Tuất - Mệnh Thổ

Xem chi tiết:

3.12 Hợi là con gì?

Tuổi Hợi là tuổi con Heo (theo tiếng gọi trong Nam, người ngoài Bắc gọi là Lợn), là con vật cuối cùng trong bảng xếp hạng mười hai con giáp Việt Nam.

Người tuổi Hợi gồm các năm sinh tương ứng với mệnh ngũ hành như sau:

  • Tuổi Kỷ Hợi sinh năm 1959, 2019... - Thiên can Kỷ, địa chi Hợi - Mệnh Mộc
  • Tuổi Tân Hợi sinh năm 1971, 2031... - Thiên can Tân, địa chi Hợi - Mệnh Kim
  • Tuổi Quý Hợi sinh năm 1923, 1983... - Thiên can Quý, địa chi Hợi - Mệnh Thủy
  • Tuổi Ất Hợi sinh năm 1935, 1995... - Thiên can Ất, địa chi Hợi - Mệnh Hỏa
  • Tuổi Đinh Hợi sinh năm 1947, 2007... - Thiên can Đinh, địa chi Hợi - Mệnh Thổ

Xem chi tiết:

4. Sự tích 12 con giáp - Nguồn gốc mười hai con giáp

4.1 Sự tích Ngọc Hoàng Thượng Đế sắp xếp hạ giới thời Đất, Trời mới hình thành

Để sắp xếp, ổn định lại trật tự ở hạ giới thời mà Đất, Trời vừa mới hình thành, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã họp cùng các quần thần suốt trong nhiều ngày và cuối cùng đã đi tới một quyết định: sẽ triệu tập các loài vật ở thế gian về Thiên Đình để tuyển chọn những con tiêu biểu nhất. Thế nhưng nếu triệu tập hết thì đất đâu mà chứa? Do đó cần có một điều kiện riêng: kể từ lúc có thông báo, hễ con vật nào về Thiên đình trước sẽ được chọn là con “đầu đàn”, rồi từ con vật này sẽ chọn con tiếp theo, theo một nguyên tắc: con thứ nhất được quyền giới thiệu con thứ hai, con thứ hai được quyền giới thiệu con thứ ba và cứ theo trình tự mà tuyển chọn cho đến khi đủ 12 con thì thôi.

Khi Lệnh Ngọc Hoàng vừa ban ra thì đã nghe từ trong mây vang lên tiếng kêu the thé của một loài vật nhỏ con nhưng lại rất tinh khôn, đó là con Chuột. Số là lúc ấy, Chuột đang vui chơi gần chốn Thiên đình nghe trộm được lệnh trước đã không bỏ lỡ dịp may liền lên tiếng và có mặt sớm nhất. Giữ đúng lời hứa, Ngọc Hoàng bảo với Chuột:

- "Nhà ngươi về truyền rao lại cho một người bạn thân thiết nào đó của ngươi, coi như con vật đó là con thứ 2 trong danh sách và từ con thứ hai đó sẽ được quyền chọn con thứ 3 cho đến kết thúc đủ 12 con thì thôi…Con nào đã được mời rồi thì sẽ tự động về đây vào ngày đầu xuân của trần gian để ta chỉ dạy".

  Chuột ta hí hửng ra về cố moi óc xem có người bạn nào thân, đủ tin cậy để giới thiệu với Ngọc Hoàng không? Nghĩ mãi nó mới chợt nhớ đến Mèo. Thời ấy, giữa Chuột và Mèo sống hòa thuận như bạn bè. Khi được biết hảo ý của người bạn nhỏ, chú Mèo láu lỉnh đã kêu toáng lên thích thú. Sau đó Mèo được Chuột dặn thêm rằng:

- "Anh chọn ngay một người bạn nào đó mà anh cho là đủ tư cách nhất rồi mời anh ta, nhân đó cũng báo cho anh ta chuẩn bị mời người khác nữa…."

Mèo cẩn thận dặn Chuột:

- "Tôi có tật hay mê ngủ, vậy đúng ngày lên Thiên đình anh nhớ đánh thức tôi kẻo quên nhé!"

Rồi Mèo đi tìm Trâu là người bạn vẫn thường ngày cày ruộng ở gần nhà Mèo. Sau khi nghe nói xong Trâu gật đầu ngay:

- "Tốt quá, tôi sẽ tìm một người bạn nối khố của tôi là anh Hổ, anh ấy oai dũng lắm!" 

Vốn là bạn thân lâu năm, Hổ nghe nói rất cảm động trước tình bạn và nghĩa cử cao cả của Trâu. Hổ mau miệng nói:

- "Tôi có người bạn nhỏ trong rừng rất hiền lành dễ thương, đó là Thỏ, tôi sẽ mời anh ta."

Tất nhiên là Thỏ ta khoái chí vô cùng, nó liền đi mời ngay một người bạn khá ly kỳ, thường hay lui tới uống nước ở một con sông lớn, đó là bác Rồng. Rồng là con vật suốt ngày bay lượn trên không và hay qua lại cung của Ngọc Hoàng, nên cũng hay biết chuyện này, bác Rồng nói:

- T"ôi hay tin này từ các tiên nữ nhưng vì Chuột được Ngọc hoàng tin giao nên tôi đang chờ, vừa lúc anh tới báo. Được, tôi rất vui lòng nhận lời và tôi sẽ giới thiệu tiếp một người bạn của tôi."

Bạn của Rồng chính là Rắn, một dòng họ xa. Khi được báo tin, Rắn mừng rơn và đi tin ngay cho anh Ngựa là chỗ láng giềng được biết. Ngựa còn khoác lác:

- "Hèn chi tôi nằm mơ thấy mình được thăng quan, quả đúng thật. Được, tôi sẽ chọn một người bạn nữa xứng đáng."

Và chú Dê, bạn của Ngựa đã được giới thiệu vào danh sách. Rồi Dê nhớ ra rằng có một anh bạn thông minh hay ăn trái cây, đó là chú Khỉ, con vật vẫn tự xưng là “Hầu vương”, rồi anh ta bốc đồng khi được tin:

- "Biết ngay thế nào Ngọc hoàng cũng sẽ cần đến mình, “Số trời” đã định rồi…"

Bốn chân bốn cẳng, Khỉ chạy đi báo cho Gà, rồi Gà bay đi tìm Chó vốn là bạn cùng sống trong nhà với nhau. Thế là đủ số 12 con. Mùa đông cũng vừa hết, ngày xuân đang về… cả 12 con vật không ai bảo ai tự động cùng tới Thiên đình. Chỉ tội nghiệp cho con Mèo có bệnh ngủ quên, lại gặp người bạn Chuột xảo quyệt, ích kỷ nên tới ngày mà Chuột chỉ đi một mình. Trên Thiên đình, Ngọc hoàng điểm danh thấy chỉ có 11 con, Ngài nổi giận, còn Chuột thì chống chế:

- "Tôi có báo cho Mèo nhưng nó quá mê ngủ nên không đi…"

Ngọc hoàng phán:

- "Được rồi, bỏ Mèo ra! Ta sẽ phái người xuống trần, trên đường đi hễ gặp bất cứ con vật nào thì cho thế chỗ của mèo."

Tướng nhà Trời y lệnh đi ngay. Gặp anh Heo lúc đang bị những đồ tể khiêng đến lò sát sinh. Tướng trời quát:

- "Cho nó theo ta về chầu Ngọc Hoàng!"

Chú Heo được đưa tới Thiên đình thì lúc này lại đang xảy ra một vấn đề trong việc chia ngôi thứ: Con vật nào sẽ đứng đầu. Nếu căn cứ vào “thành tích”và vóc dáng thì các con như Rồng, Cọp, Trâu, Ngựa phải được chọn. Nhưng để tránh sự cãi cọ lôi thôi, Ngọc Hoàng phán:

- "Ta sẽ mở một cuộc thi do Hằng Nga làm giám khảo. Tất cả các ngươi hãy chạy thi từ đây đến Cung Quảng (chỗ ở của Hằng Nga) nếu con nào đến đích trước sẽ được đứng đầu bảng. Các con đứng sau theo thứ tự mà phân ngôi."

Cuộc thi diễn ra vô cùng hào hứng. Các con Cọp, Ngựa, Trâu ỷ sức mình nên lúc đầu cho qua, không ngờ những con vật nhỏ đã cố gắng vượt lên… chỉ có Trâu là vẫn giữ được vị trí hàng đầu. Khi về gần tới mức không ngờ chú Chuột ranh mãnh đã nhảy lên ngồi trên lưng Trâu từ hồi nào, liền nhảy phóc xuống và phóng nhanh qua lằn mức đến, giành vé đầu tiên. Trâu hậm hực phản đối nhưng đành thua vì điều lệ không ghi rõ phương thức cụ thể. Vừa lúc đó Mèo xuất hiện và khiếu nại:

- "Tôi có tên trong danh sách, tại sao không được dự thi?"

Ngọc Hoàng từ chối, nhưng Hằng Nga tâu:

- "Thưa Ngọc Hoàng, để được lòng cả hai thần nghĩ nên nhận Mèo. Bên Cung Quảng hiện thiếu một người canh giữ nên thần muốn xin…"

Ngọc Hoàng hiểu ý gật đầu:

- "Được, ta chấp nhận để khanh tự chọn lấy một con trong số này về giữ Cung Quảng."

Thấy Thỏ trắng dễ thương nên Hằng Nga liền chọn Thỏ. Thế là danh sách bị khuyết và Mèo dĩ nhiên được “đặc cách” tuyển vào cho đủ số 12 con vật theo thứ tự: Chuột, Trâu, Cọp, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó và cuối cùng là Heo.

4.2 Truyền thuyết về cuộc chạy đua giữa 12 con giáp

Ngoài sự tích phổ biến phía trên, dân gian vẫn còn khá nhiều dị bản về truyền thuyết cuộc đua giữa mười hai con giáp. Dưới đây là một dị bản khác.

Sau khi lệnh của Ngọc Hoàng vừa ban xuống, sáng hôm sau, Chuột đã dậy từ rất sớm. Trên hành trình đến Thiên môn, chú ta bắt gặp một con sông chảy siết mà bản thân không thể tự qua. Sau một hồi chờ đợi, Chuột lên kế hoạch nhảy vào tai của Trâu siêng năng - đang chăm chú băng qua sông và không bận tâm đến bất cứ thứ gì.

Chú Trâu cứ thế băng băng về đích, đáng lẽ ra nó đã có thể đến Thiên đình trước nhưng Chuột khôn lanh và tinh quái đã nhanh hơn nó một bước khi nhảy xuống từ lưng Trâu ta và cán đích đầu tiên.

Trâu ngậm ngùi về nhì, kế sau 2 con vật này là Hổ ganh đua. Dù là loài vật dũng mãnh và cương trực nhưng khả năng bơi của Hổ rất kém, mấy lần suýt ngộp nước bởi dòng chảy xiết, đành chấp nhận về thứ 3.

Trong số các con vật, Mèo và Chuột từng rất thân thiết. Khi Trời thông báo cuộc thi, Mèo thường có thói quen dậy trễ nên nhờ Chuột sang gọi mình vào ngày tổ chức. Chuột quên mất lời hứa, bỏ Mèo ngủ ở nhà. Mèo tỉnh dậy, suýt trễ cuộc thi. Ba chân bốn cẳng, phóng bạt mạng, nhờ tinh khôn và nhanh nhẹn, bơi giỏi nên cũng kịp về thứ 4. Nhưng cũng từ đó, Mèo và Chuột trở thành kẻ thù, không đội trời chung.

Rồng dù có ưu thế bay lượn và đáng lẽ phải là con vật đến sớm đầu tiên, tuy nhiên trên hành trình đi, nó gặp một ngôi làng đang hứng chịu trận hạn hán nên dừng lại làm mưa giúp dân độ thế. Vì ra tay tương trợ, cứu người nên để lỡ thời gian, Rồng chỉ có thể đến thứ 5.

Ngay sau rồng là Ngựa. Vốn phóng khoáng và hào hiệp, nhưng  Ngựa lại thích rong chơi nên xuất phát trễ. Khi gần tới đích, bằng những cú phi nước đại, Ngựa đang thần tốc thì đột ngột Rắn xuất hiện ngang đường. Ngựa hoảng hồn, chồn chân thắng vó, hoảng sợ lùi lại mấy bước. Thế là Rắn dù chỉ trườn bò nhưng chăm chỉ và khôn ranh, biết thân phận nên khởi hành sớm, giành phần của Ngựa, về thứ 6. Ngựa đành chấp nhận vị trí thứ 7.

Cách đó không xa, ba con vật: Dê khiêm tốn và lãng tử; Khỉ lém lỉnh và khôn ngoan; Gà chăm chỉ và tốt bụng cũng đang cố chạy tới đích. Cả ba con vật này đều cùng vượt sông trên một chiếc bè. Gà tốt bụng chia tấm ván cho cả Dê và Khỉ ngồi chung, thành bộ ba thân thiết, đồng cam cộng khổ. Vì đi chung nên chúng đi hơi chậm, dù xuất phát sớm, đành về sau Ngựa.

Trời là trưởng ban tổ chức, rất cảm kích trước sự đoàn kết, tương trợ của bộ 3 hòa hiếu. Cả 3 lại còn nhường nhau vị trí xếp hạng. Thế là phải “oẳn tù tì” cho công bằng. Trò chơi “oẳn tù tì” bắt đầu từ đó. Kết quả Dê đứng thứ 8, Khỉ thứ 9 và Gà thứ 10.

Chó vốn là một loài có khả năng bơi giỏi nhưng chủ quan, dọc đường cứ nhẩn nha ngoạn cảnh. Vì thế mà chỉ kết thúc cuộc đua ở vị trí thứ 11.

Cuối cùng, Lợn thật thà và hiền lành, tuy là cuộc đua nhưng vẫn thư thả ngắm cảnh, cộng với bản tính lười biếng, hay ăn nhiều và khi ăn xong thì lại buồn ngủ. Dọc đường đi Lợn cứ tung tăng ăn uống, gặp đâu ngủ đó vì lẽ đó mà nó đến muộn. Đấy chính là lời lý giải cho vị trí thứ 12 của Lợn.

Từ đó 12 con vật luân phiên nhau “trực ban” từng năm, gọi là 12 con Giáp. Cùng đồng loại, chung mục đích phục vụ con người nhưng tính cách và khí chất từng con đều khác biệt, tạo nên muôn mặt cuộc sống.

5. Ngũ hành, tính âm dương của 12 con giáp

5.1 Đặc tính âm dương

Với quy luật âm dương, mười hai con giáp sẽ có thuộc tính âm dương như sau:

  • Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất thuộc dương (+)
  • Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi thuộc âm (-)

5.2  Đặc tính ngũ hành

Với quy luật ngũ hành, mười hai con giáp có thuộc tính ngũ hành như sau:

  • Tý, Hợi thuộc Thủy
  • Dần, Mão thuộc Mộc
  • Tỵ, Ngọ thuộc Hỏa
  • Thân, Dậu thuộc Kim
  • Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ 
Con giáp Ngũ hành Âm (-) / Dương (+)
Thủy +
Sửu Thổ -
Dần Mộc +
Mão Mộc -
Thìn Thổ +
Tỵ Hỏa -
Ngọ Hỏa +
Mùi Thổ -
Thân Kim +
Dậu Kim -
Tuất Thổ +
Hợi Thủy -

6. Mối quan hệ đặc trưng giữa mười hai con giáp

Moi quan he cua 12 con giap
 

Trong mười hai con giáp thì có những con giáp có bản mệnh hợp nhau nhưng lại có những con cực kỳ xung khắc. Từ đó mới có những quan niệm Tam Hợp, Tứ hành xung được xét theo bản mệnh của mỗi con người.

6.1 Các bộ tứ hành xung

Tứ hành xung được hiểu là những người sinh ra đã có bản mệnh tương khắc với nhau. 

Tứ hành xung chính là 4 con giáp trái ngược nhau hoàn toàn về tính cách, quan điểm và phong cách sống. Điều này thể hiện qua những lần khắc khẩu, những cuộc cãi vã hay những bất đồng quan điểm từ cuộc sống đến xã hội.

Bộ tứ hành xung gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 con giáp chia thành 2 cặp xung nhau:

  • Dần, Thân, Tỵ, Hợi: Dần xung Thân, Tỵ xung Hợi.
  • Thìn, Tuất, Sửu, Mùi: Thìn xung Tuất, Sửu xung Mùi.
  • Tý, Ngọ, Mão, Dậu: Tý xung Ngọ, Mão xung Dậu.

6.2 Các bộ Tam hợp 

Tam hợp là nhóm gồm 3 con giáp có những nét tính cách tương đồng, phù hợp và liên quan tới nhau. Những con giáp thuộc Tam hợp khi nằm trong một mối quan hệ làm ăn, vợ chồng,… thường suôn sẻ, hanh thông, cùng mục tiêu, lý tưởng và giúp đỡ nhau để dễ dàng tiến tới thành công hơn.

Mười hai con giáp được chia thành 4 nhóm và mỗi nhóm sẽ gồm 3 con giáp Tam hợp như sau:

  • Bộ 1: Hợi – Mão – Mùi tam hợp hóa Mộc dương.
  • Bộ 2: Dậu – Ngọ – Tuất tam hợp hóa Hỏa âm.
  • Bộ 3: Tỵ – Dậu – Sửu tam hợp hóa Kim dương.
  • Bộ 4: Thân – Tý – Thìn tam hợp hóa Thủy âm.

6.3 Các bộ Lục hợp (Nhị Hợp)

2 con giáp hợp nhau gọi là Nhị hợp, 6 cặp Nhị hợp thì được gọi là Lục hợp. 

Lục hợp được hiểu là “ám hợp”, 6 cặp đôi Nhị hợp này sẽ có này sẽ có quý nhân phù trợ, giúp đỡ những lúc khó khăn, nên Lục hợp còn được gọi là 6 cặp “quý nhân”.

Mười hai con giáp chia thành 6 cặp Nhị hợp như sau:

  • Tý hợp với Sửu hóa âm Thổ.
  • Dần hợp với Hợi hóa Mộc dương.
  • Mão hợp với Tuất hóa Hỏa âm.
  • Thìn hợp với Dậu hóa Kim dương.
  • Tỵ hợp với Thân hóa Thủy âm.
  • Ngọ hợp với Mùi hóa Hỏa dương.

6.4 Các bộ Lục xung (Tương Xung)

Ngược với Lục hợp, ta sẽ có 6 cặp con giáp xung khắc nhau, bất đồng quan điểm, luôn ganh đua nhau, không hòa hợp. Sáu cặp Lục xung bao gồm:

  • Tý xung với Ngọ: Cả đời không yên bề, hay xảy ra cãi cọ
  • Sửu xung với Mùi: Luôn xui xẻo và gặp nhiều trở ngại.
  • Dần xung với Thân: Đa tình nhưng thích quản giáo chuyện nhỏ nhặt, thích tham gia vào chuyện của người khác.
  • Mão xung với Dậu: Hay nuốt lời, không giữ được chữ tín, nhiều ưu sầu, bị phiền phức bởi chuyện tình cảm trai gái
  • Thìn xung với Tuất: Thích giúp đỡ người khác nhưng thường gây ra chuyện nhiều hơn.
  • Tỵ xung với Hợi: Thích giúp đỡ người khác nhưng hay làm việc không cần thiết.

6.5 Các bộ Lục phá (Tương Phá)

Lục phá là một khái niệm trong tử vi, chỉ sự chống phá lẫn nhau của các địa chi (mười hai con giáp) khi xét theo quy luật âm dương ngũ hành. Trong 12 địa chi này, có 6 cặp địa chi được coi là lục phá của nhau,

Các cặp này không có sự tương thích với nhau, khi kết hợp sẽ luôn có 1 bên phá hoại. Ví như trong hôn nhân, người nữ chăm lo vun vén cho gia đình thì người nam tiêu xài hoang phí, hoặc ngược lại.

  • Tý - Dậu: Tý thuộc dương còn Dậu thuộc âm.
  • Ngọ - Mão: Mão thuộc âm còn Ngọ thuộc dương.
  • Thân - Tỵ: Thân thuộc dương còn Tỵ thuộc âm.
  • Dần - Hợi: Dần thuộc dương còn Hợi thuộc âm.
  • Thìn - Sửu: Thìn thuộc dương còn Sửu thuộc âm.
  • Tuất – Mùi: Tuất thuộc dương còn Mùi thuộc âm.

6.6 Các bộ Lục hại (Tương Hại)

Lục hại là 6 cặp tuổi gặp là sẽ hại nhau, có thể khiến kinh doanh thất bát, làm ăn thua lỗ, tán gia bại sản, thậm chí ở những trường hợp nặng sẽ hại và sát nhau. Sáu cặp tuổi Lục hại bao gồm:

  • Tý – Mùi: Anh chị em trong nhà dễ xích mích, gây lộn đánh nhau.
  • Sửu - Ngọ: Tính tình nóng nảy, thiếu tính nhẫn nại, dễ gây gổ, xích mích với người ngoài gây tai tiếng không hay.
  • Dần - Tỵ: Hay bị ốm đau bệnh tật.
  • Mão – Thìn: Tính tình nóng nảy, thiếu tính nhẫn nại, dễ gây gổ, xích mích với người ngoài gây tai tiếng không hay.
  • Thân - Hợi: Hay bị ốm đau bệnh tật.
  • Dậu - Tuất: Làm việc đố kỵ nhau, đánh nhau dễ gây vết thương lớn trên mặt.

6.7 Bán hợp sinh

Xét theo mối quan hệ của các địa chi ngũ hành thì ta sẽ có các cặp Bán hợp sinh, được sinh ra từ quan hệ Tam hợp: 

  • Thân Tý bán hợp sinh với Thủy. 
  • Hợi Mão Mùi bán hợp sinh với Mộc. 
  • Dần Ngọ bán hợp sinh với Hỏa. 
  • Tỵ Dậu bán hợp sinh với Kim.

6.8 Bán hợp mộ

Tương tự với bán hợp sinh, trong Địa chi ngũ hành có: 

  • Tý Thìn bán hợp mộ với Thủy
  • Mão Mùi bán hợp mộ với Mộc
  • Mậu Tuất bán hợp mộ với Hỏa
  • Dậu Sửu bán hợp mộ với Kim.

6.9 Các bộ Tam Hội

Tam Hội được hiểu là các địa chi tụ họp lại với nhau thành Hội hay thành Cục. Các địa chi trong Hội hay Cục luôn có ý nghĩa tương trợ, tương sinh cho nhau. Đặc biệt khi các địa chi tụ họp lại thì có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ.

  • Dần, Mão, Thìn tam hội là phương Đông Mộc.
  • Tỵ, Ngọ Mùi tam hợp phương Nam Hỏa.
  • Thân, Dậu, Tuất tam hội là phương Tây Kim.
  • Hợi Tý Sửu tam hội là phương Bắc Thủy.

6.10 Các bộ Tương Hình

Tương hình chỉ về những cái xấu như ốm đau, bệnh tật, thất bại… gồm có 3 loại là: Tự hình, nhị hình và tam hình.

Tam hình sinh ra từ tam hợp, trường hợp này giống như lục hại được sinh ra từ lục hợp. Đối với các mối quan hệ của con người hay mọi sự việc thì ví như vợ chồng vốn tương hợp, nhưng khi phản lại nhau thì thành ra hại nhau xung nhau.

- Địa chi tự hình

Tự hình là tự mình hình lấy mình, tức là tự mình có âm mưu hoặc mưu đồ nào đó mà dẫn đến phạm tội.

  • Thìn hình Thìn
  • Ngọ hình Ngọ
  • Dậu hình Dậu
  • Hợi hình Hợi

- Địa chi nhị hình

Địa chi nhị hình hay còn gọi là Hỗ hình, Vô lễ chi hình, chỉ mối quan hệ Tý hình Mão - Mão hình Tý 

Tý hình Mão, Mão hình Tý là hình đối đáp lại lẫn nhau còn gọi là vô lễ chi hình, tức là do vô lễ mà gây ra phạm pháp hoặc sinh ra tai họa.

Tý hình Mão ứng điềm dâm loạn trong nhà, trên dưới bất thuận. Mão hình Tý gọi là bỏ sáng vào tối, vì Mão là giờ ban ngày nay hình lại Tý là giờ ban đêm, đường thủy chẳng thông, con cái chẳng khỏe.

- Địa Chi tam hình

Dần Thân Tị đều thuộc Tứ mạnh, Sửu Tuất Mùi đều thuộc Tứ quý là hình trong một dạng ngang bằng nhau. Tam hình gồm có 2 loại: Dần hình Tị - Tị hình Thân - Thân hình Dần và Sửu hình Mùi - Mùi hình Tuất - Tuất hình Sửu. Chi tiết như sau:  

Loại 1: Vô ân chi hình (Dần, Tỵ, Thân) (tương hình theo chiều kim đồng hồ)

Ta có Tam Hình Dần Thân Tị như sau: Dần hình Tị - Tị hình Thân - Thân hình Dần.

Vô ân chi hình tức là cha con tổn hại nhau. Nói cha con vì Dần là chỗ sinh ra Tị Hỏa mà Dần lại hình Tị, tức như cha hình con. Tị là chỗ sinh ra Thân Kim, mà Tị lại hình Thân. Thân là chỗ sinh ra Thủy để dưỡng Dần Mộc mà Thân lại hình Dần. Sinh ra ở đây tức Trường sinh vậy.

  • Dần hình Tị: Sự cử động có hiểm trở, tai ương, quan họa, sự việc ở lúc trước phát sinh, nó hình mình thì mình đấu đối lại.
  • Tị hình Thân: Lớn nhỏ chẳng thuận nhau, nó hình mà mình giải, lấy ân nghĩa đáp lại cừu thù.
  • Thân hình Dần: Người cùng quỷ thần hại nhau, trai gái chống chế nhau, nó hình động.

Mối quan hệ Dần Tị Thân còn được gọi là Hình hại vô ơn.  

Loại 2: Thị thế hình (Sửu, Tuất, Mùi) (tương hình ngược chiều kim đồng hồ) Ta có quan hệ Tam hình Sửu Mùi Tuất: Sửu hình Mùi - Mùi hình Tuất - Tuất hình Sửu.

Thị thế hình tức là cậy thế lực mà hình hại lấy nhau, lại cũng gọi là bằng hình, anh em lấy sức lực làm tổn hại nhau.

  • Sửu hình Tuất ứng về quan tai, hình cấm, hạng tôn quý làm tổn hại bọn ti tiện, có sự nhiễu loạn chẳng minh chính.
  • Tuất hình Mùi: Ti hạ lăng mạ tôn trưởng, thê tài hung, cử sự bại.
  • Mùi hình Sửu là điềm mặc áo tang, lớn nhỏ bất hòa.

Mối quan hệ Sửu Mùi Tuất còn gọi là Hình hại đặc quyền.

* Tổng kết mối quan hệ nội bộ của mười hai con giáp:

Đây là bảng tổng kết các mối quan hệ giữa mười hai con giáp với nhau để bạn có được cái nhìn tổng quan:  

Quan hệ

Sửu

Dần

Mão

Thìn

Tị

Ngọ

Mùi

Thân

Dậu

Tuất

Hợi

Lục hợp

Sửu

Hợi

Tuất

Dậu

Thân

Mùi

Ngọ

Tị

Thìn

Mão

Dậu

Tam hợp

Thân

Tị

Ngọ

Hợi

Thân

Dậu

Dần

Hợi

Tị

Dần

Mùi

Thìn

Dậu

Tuất

Mùi

Sửu

Tuất

Mão

Thìn

Sửu

Ngọ

Mão

Tương xung

Ngọ

Mùi

Thân

Dậu

Tuất

Hợi

Sửu

Dần

Mão

Thìn

Tị

Tương hại

Mùi

Ngọ

Tị

Thìn

Mão

Dần

Sửu

Hợi

Tuất

Dậu

Thân

Tương hình

Mão

Mùi

Tị

Thìn

Dần

Ngọ

Sửu

Dần

Dậu

Sửu

Hợi

7. Ý nghĩa phong thủy của 12 con giáp

Mỗi con giáp trong văn hóa Việt Nam mang theo những ý nghĩa và truyền thống đặc biệt. Dưới đây là một số điểm nổi bật về mỗi con giáp và ý nghĩa phong thủy của từng tuổi:

Y nghia phong thuy cua 12 con giap
 

7.1 Ý nghĩa phong thủy tuổi Tý

Con giáp này thường được liên kết với sự thông minh và sáng tạo. Những người sinh trong năm Tý thường được xem là có tư duy nhanh nhạy và khả năng lãnh đạo tốt. Họ có sự tinh tế trong việc nhận biết và khai thác cơ hội, và thường có khả năng thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong phong thủy, Tý Chuột là biểu tượng của sự lộc, tài, phúc luôn tràn trề. Chuột mang hành Thủy mà vũ trụ hình thành ra nước vì thế người trưng bày tượng gỗ chuột mong muốn sự phát triển lâu dài, trường tồn và thịnh vượng. 

Người tuổi Tý rất hợp với tuổi Sửu nên khi trang trí người ta thường để một cặp tượng gỗ chuột – trâu mong muốn sự hòa hợp trong gia đình.

7.2 Ý nghĩa phong thủy tuổi Sửu

Sự bền bỉ và kiên nhẫn là điểm mạnh của con giáp Sửu. Họ thường được liên kết với sự đáng tin cậy và kiên định. Những người thuộc con giáp Sửu thường có khả năng vượt qua khó khăn và thách thức, và họ luôn sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu.

Trong phong thủy, hình tượng con trâu tượng trưng cho sự no đủ, an lành và bền vững. Khi đặt linh vật này trong nhà sẽ giúp gia chủ thêm phần quyết tâm, mạnh mẽ. Những người kinh doanh đất đai, bất động sản thì không thể thiếu linh vật này.

7.3 Ý nghĩa phong thủy tuổi Dần

Được coi là biểu tượng của sự mạnh mẽ và nhiệt huyết, người thuộc con giáp Dần thường có tinh thần phiêu lưu và tham vọng cao. Họ dám đối mặt với khó khăn và thường có sự dẫn dắt tốt trong công việc và cuộc sống.

Trong phong thủy, hình tượng Hổ rất được chú ý vì sự mạnh mẽ oai hùng của chúng. Nếu gia chủ là người làm quan, có địa vị trong xã hội thì nên treo một bức tranh, tạc gỗ về hổ để thể hiện sự oai phong, quyền lực.

Người tuổi Dần khi kết hợp với Ngọ, Tuất sẽ làm tiêu tan âm khí, dương khí ngày càng hưng thịnh. 

7.4 Ý nghĩa phong thủy tuổi Mão

Con giáp Mão thường được liên kết với sự nhanh nhẹn và sáng tạo. Họ có sự linh hoạt trong tư duy và thích khám phá cái mới. Con người Mão thường có trí tuệ sắc bén và khả năng sáng tạo trong nhiều lĩnh vực, bao gồm nghệ thuật và khoa học.

Tượng linh vật Mèo thường mang lại cho gia chủ một sự sung túc, thành công trong sự nghiệp của mình. Mèo còn được xem là một linh thú giúp hòa giải hung sát, mang lại điềm làm cho gia chủ.

7.5 Ý nghĩa phong thủy tuổi Thìn

Sự linh hoạt và sáng tạo là điểm đặc trưng của con giáp Thìn. Họ thường có khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường và có tài năng trong việc tìm ra giải pháp sáng tạo cho các vấn đề phức tạp.

Rồng là một linh vật rất thiêng liêng, biểu tượng của sự uy quyền, sức mạnh và hoàng tộc. Rồng được cho là sự phát triển, mang lại điều tốt lành và mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Đây là một linh vật rất được ưa chuộng và quý báu trong mười hai con giáp. 

Đặt tượng Rồng trong nhà sẽ mang lại may mắn, phúc lộc cho gia chủ. Nếu bạn muốn ngoại giao tốt thì hãy treo một bức tranh, tượng rồng hướng ra cửa chính.

7.6 Ý nghĩa phong thủy tuổi Tỵ

Con giáp này thường được xem là đại diện của tình yêu và tình bạn. Họ có sự nhạy bén trong quan hệ xã hội và tương tác với người khác. Con người thuộc con giáp Tỵ thường có khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với người khác, và họ thường rất quan tâm đến cảm xúc của người khác.

Trong phong thủy, Rắn là biểu tượng cho nước, lửa, linh hồn, sự đa nghi, nhục dục... Hình ảnh lột da của loài vật này có ý nghĩa bỏ đi những cái cũ và bắt đầu những điều mới mẻ hơn. 

Những người tuổi Rắn thường mang đặc điểm của linh vật này, rất khôn khéo, dễ hòa nhập, thích nghi với cộng đồng để nắm giữ thành công trong tay. Theo các chuyên gia phong thủy, đặt tượng Rắn trong nhà còn xua đuổi tà ma, giúp bảo vệ gia đình của gia chủ.

7.7 Ý nghĩa phong thủy tuổi Ngọ

Sự quyết đoán và quyền lực là điểm mạnh của con giáp Ngọ. Họ thường có tài lãnh đạo và khả năng ra quyết định nhanh chóng. Con người thuộc con giáp Ngọ thường tự tin và thích đứng đầu, và họ có xu hướng đạt được những mục tiêu lớn trong cuộc sống.

Theo phong thủy, ngựa tượng trưng cho sức mạnh bền bỉ, dẻo dai, sự kiên trì, vượt khó. Không những thế nó còn được xem là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc. 

Vì vậy nên những người làm ăn thường treo những bức tranh tứ mã hay những bức tượng linh vật Ngựa để có thể đạt được thành công như mong đợi.

7.8 Ý nghĩa phong thủy tuổi Mùi

Con giáp Mùi thường được coi là biểu tượng của sự trí tuệ và sáng dạ. Họ có xu hướng tư duy sâu sắc và phân tích. Con người tuổi Mùi thường rất thông minh và có khả năng nhận biết và giải quyết các vấn đề phức tạp.

Đặc biệt người tuổi Dê có rất nhiều năng khiếu và nhiều thú vui tiêu khiển. Trong công việc thường hay bị trộn lẫn với ước mơ, ảo tưởng. 

Mùi trong phong thủy tượng trưng cho sự vững chắc, theo đuổi và đạt được mục tiêu đặt ra. Những người cầm tinh tuổi Dê có tính tình nhút nhát, khiêm tốn nhưng lại rất điềm tĩnh. Ngoài ra, tượng của con giáp này còn mang đến nhiều may mắn, tài lộc và thành công cho gia chủ.

7.9 Ý nghĩa phong thủy tuổi Thân

Sự kiên nhẫn và công bằng là đặc điểm của con giáp Thân. Họ thường được xem là công bằng và luôn quan tâm đến sự hòa hợp trong mối quan hệ. Con người thuộc tuổi Thân thường có khả năng thấu hiểu và đánh giá công bằng, và họ thường là người trung thành trong tình bạn và gia đình.

Thời xưa, người ta cho rằng khỉ là con vật mang lại sự may mắn. Từ “hầu” trong tiếng Hán Việt còn có nghĩa là con khỉ tương đương với 1 tước quan quyền quý. Cùng với con vật khác, khỉ được dùng khá nhiều trong phong thủy nó mang hàm ý có phúc thì học giỏi, thăng quan tiến chức mang nhiều tài, lộc về nhà, gia đình hạnh phúc.

Những món đồ hình khỉ biểu tượng cho chức tước, quyền vị, đường công danh sự nghiệp hanh thông.  Người mang tuổi Thân là người nhạy bén, thông minh, lanh lợi và rất có tài trong công việc. Bên cạnh đó họ cũng rất hòa đồng và được lòng rất nhiều người xung quanh.

7.10 Ý nghĩa phong thủy tuổi Dậu

Con giáp này thường được liên kết với sự thân thiện và hòa đồng. Họ có khả năng tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ với người khác và thường là người bạn thân thiết và vui vẻ. Người này thường có tinh thần hòa nhã và sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Những tiếng gáy vào sáng sớm của gà được coi là báo hiệu cho một ngày mới, xua tan những điều xấu trong bóng tối, mang lại ánh sáng cho mọi người. Vì vậy nên trong phong thủy Gà có thể xua đuổi tà ma, mang lại thịnh vượng cho gia chủ. Người tuổi Gà thường rất cần cù, siêng năng, không ngại khó khăn trong cuộc sống.

7.11 Ý nghĩa phong thủy tuổi Tuất

Sự kiên định và trung thực là đặc điểm của con giáp Tuất. Họ thường được biết đến với tính cách đáng tin cậy và thẳng thắn. Con người thuộc con giáp Tuất thường có lòng dũng cảm và sẵn sàng đối mặt với khó khăn.

Như các bạn đã biết thì chó là động vật rất thân thiện với con người. Ngoài việc làm bạn với chủ nó còn giúp bảo vệ tài sản trong gia đình. 

Tượng Tuất thể hiện cho sự thịnh vượng và là một trong những linh vật luôn gắn liền với sự trung thành, gần gũi nhất với con người. Đặt tượng linh vật này không chỉ giúp trang trí mà còn giúp bảo vệ, xua đuổi tà khí và mang đến sự thịnh vượng cho gia chủ.

7.12 Ý nghĩa phong thủy tuổi Hợi

Cuối cùng, con giáp Hợi thường được xem là đại diện của sự thông minh và duyên dáng. Họ có sự nhạy bén trong tư duy và khả năng thích nghi với nhiều tình huống. Con người thuộc con giáp Hợi thường có tài năng trong việc tạo ra môi trường thoải mái và hòa nhã cho người xung quanh.

Với đặc điểm thân hình béo tròn nên trong phong thủy quan niệm Hợi tượng trưng cho sự tài lộc, phú quý. 

Trong các mẫu tượng các con giáp, tượng Heo phong thủy mang ý nghĩa mang lại cuộc sống dư dả, có của ăn của để và phát triển mỗi ngày.   

8. Một số câu hỏi thường gặp về 12 con giáp

- Con giáp ở Việt nam có gì khác với các quốc gia khác?

Biết được 12 con giáp là gì, nó khá phổ biến tại các nước phương Đông nhưng không phải tất cả các nước đều có hệ thống các con giáp giống nhau. Dưới đây là sự khác biệt 12 con giáp trên thế giới:

  • Ở Trung Quốc: Singapore sẽ có một số sự khác biệt như sau: Chuột – Bò – Hổ – Thỏ – Rồng – Rắn – Ngựa – Dê – Khỉ – Gà – Chó – Lợn. Trong hệ thống các con giáp này con mèo đã thay thế bằng con thỏ và vị trí của con trâu đã thay thế bằng bò.
  • Ở Mông Cổ: Trong số mười hai con giáp ở Mông Cổ lại kông tồn tại cố định loài hổ, mà gồm: Tý (chuột) - Sửu (bò) - Dần (báo tuyết/hổ) - Mão (thỏ/thỏ rừng) - Thìn (rồng/cá sấu) – Tị (rắn) - Ngọ (ngựa) - Mùi (cừu) - Thân (khỉ) - Dậu (gà mái) - Tuất (chó) - Hợi (lợn/lợn nhà). 
  • Ở Hàn Quốc: Hệ thống các con giáp gần giống với Trung Quốc tuy nhiên vị trí của dê đã thay thế bằng Cừu. Còn hệ thống mười hai con giáp tại Nhật Bản sẽ có sắp xếp như sau: Chuột, Bò, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Cừu, Khỉ, Gà, Chó, Heo Rừng.
  • Ở Triều Tiên: Với phiên bản 12 con giáp của Triều Tiên, vị trí của Mùi (dê) được thay bằng cừu ở một vài vùng. 
  • Ở Nhật Bản: Trong 12 con giáp ở Nhật, con dê (Mùi) được thay thế bằng cừu, con lợn (Hợi) là lợn rừng. Thứ tự sắp xếp: Chuột, Bò, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Cừu, Khỉ, Gà, Chó, Heo Rừng.
  • Ở Thái Lan: Hệ thống mười hai con giáp của Thái Lan cũng tương tự như Trung Quốc, chỉ khác duy nhất một điều, con rồng sẽ được thay thế bằng một sinh vật thần thoại tên là “naga”.
  • Ở Myanmar: Thay vì 12 con giáp thì tại nước này lại bao gồm 8 con giáp, dựa trên 8 hướng là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam và Tây Nam, gồm: Ca Lâu La (một loài chim thần trong văn hoá Ấn Độ và các nước Đông Nam Á), Hổ, Sư tử, Voi (có ngà), Voi (không có ngà), Chuột bạch và Chuột (hoặc Chuột và Chuột lang), Naga.
  • Ở Campuchia: Bản 12 con giáp của Campuchia hoàn toàn giống với Trung Quốc, mặc dù ở một số khu vực thì rắn biển neak (phiên bản naga của người Chăm) sẽ thay rồng giữ vị trí Thìn. Cừu và dê cũng có thể hoán đổi vị trí Mùi cho nhau.
  • Ở Babylon cổ đại: Không riêng gì Việt Nam, mười hai con giáp cũng được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Mười hai con giáp ở Babylon cổ đại là mèo, chó, rắn, bọ hung, lừa, sư tử, dê đực, trâu đực, chim cắt, khỉ, sếu đỏ và cá sấu.
  • Ở Ấn Độ: Ở đây thì khác Việt Nam ở chỗ không có hổ, mèo và gà mà thay vào đó là sư tử, thỏ và con kim kiều. Đó chính là 12 con vật mà các vị thần đã dùng để cưỡi có nguồn gốc từ một điển tích trong các kinh Phật của Ấn Độ. 
  • Ở Mêhicô: Nước này cũng có mười hai con giáp mà 5 con trong đó giống như ở nước ta là hổ, rồng, khỉ, chó và heo. Pháp thì dùng 12 ngôi sao thay cho các con vật đó là Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên Bình, Thiên Yết (Hổ Cáp), và Nhân Mã.

- Vì sao trên thế giới gọi là con thỏ trong khi Việt Nam gọi là mèo?

Khác biệt của các con giáp trong văn hóa của Việt Nam chính là con mèo được dùng thay thế cho con thỏ.

Ở Trung Quốc, thỏ được cho là con vật tượng trưng cho những gì hạnh phúc nhất. Những người sinh năm thỏ được cho là sống tốt bụng, uy tín, trung thành dù có đôi chút bí ẩn.

Trong khi đó, tại Việt Nam, thỏ thường được xem là thực phẩm (mèo cũng được xem là thức ăn nhưng không phổ biến như thỏ). Với nhiều người Việt, mèo là "bạn đồng hành" sạch sẽ, thông minh và hòa đồng. Năm Mão được kỳ vọng mang tới sự hòa hợp.

Điều kiện tự nhiên, môi trường là lý do quan trọng về sự thay thế của mèo trong các con giáp. Ở Việt Nam, thỏ không phải loài vật phổ biến bởi không có nhiều đồng cỏ cho chúng ăn và sinh trưởng như ở Trung Quốc. Ngược lại, nền văn minh lúa nước ở Việt Nam lại là điều kiện sinh sống lý tưởng cho loài mèo. Chuột xuất hiện nhiều, thường xuyên phá hoại mùa màng nên người Việt từ xưa đã có thói quen nuôi mèo trong nhà, trong kho để bắt chuột.

Mèo được mệnh danh là "tiểu hổ", tượng trưng cho sự nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh, là bạn của mọi nhà. Chúng có ngoại hình dễ thương, bộ lông mượt, có khả năng sống độc lập, không cần chăm bẵm kỳ công nên còn được ưa chuộng làm vật nuôi. Mèo còn rất gần gũi với đời sống tinh thần của người Việt, xuất hiện trong ca dao, tục ngữ, các bài vè... 

Trong khi đó, thỏ lại không phổ biến và chỉ được coi là loài vật hiền lành. Những người sinh năm Mão được tin rằng có tính cách giống loài mèo, thông minh, mưu trí, nhanh nhẹn và có con mắt tinh tế, nhìn xa trông rộng.

Một cách lý giải khác là, nhiều chuyên gia cho rằng, việc hoán đổi từ thỏ sang mèo của người Việt bắt nguồn từ việc phát âm giống nhau của từ "mão" trong tiếng Trung. "Mão" (卯, phiên âm quốc tế là "mǎo") có cách đọc gần giống với từ "miêu" (猫, phiên âm quốc tế là "māo", có nghĩa là con mèo). Khi tiếp thu thập nhị chi, người xưa đã thay thế con thỏ thành con mèo nhưng không thay đổi nhiều về cách đọc.

Trên đây Xem Số Mệnh đã lý giải rõ ràng 12 con giáp là gì cũng như những thông tin về thứ tự, tên gọi và ý nghĩa khi sắp xếp vị trí của mười hai con giáp theo các năm như thế nào. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.                                            

Theo dõi Tử vi hàng ngày của 12 con giáp với những dự đoán nhật hạn chuẩn xác hàng đầu hiện nay!