Giải mã ý nghĩa - Đoán vận Hung Cát của quẻ Thuần Cấn
Quẻ Thuần Cấn là tên của quẻ số 52 trong số 64 quẻ Kinh Dịch. Khám phá ý nghĩa quẻ số 52 sẽ giúp quý bạn biết được vận Hung - Cát mà quẻ Thuần Cấn mang lại.
Quẻ Thuần Cấn là gì?
Quẻ Thuần Cấn được xây dựng nhờ sự nghiên cứu của những Tổ Sư trong lĩnh vực tử vi, kinh dịch. Và để có kết quả như ngày nay, thì quẻ số 52 đã trải qua sự vun bồi, giải mã ý nghĩa luận đúng sai trong suốt cả một chặng đường kéo dài hàng ngàn năm.
Quẻ Thuần Cấn vốn vô cùng phức tạp, theo lời dẫn của cổ nhân, thì mỗi quẻ sinh ra vốn vô cùng phức tạp, và để khám phá ý nghĩa quẻ bói số 52 cũng vô cùng phức tạp. Cho đến ngày nay, rất hiếm người có thể hiểu được quẻ số 52 Thuần Cấn cũng như 64 quẻ kinh dịch.
Giải quẻ số 52 như thế nào?
Việc giải mã quẻ số 52 của chúng tôi được xây dựng dựa trên cơ sở của Kinh Dịch cổ xưa được lưu truyền lại.
Muốn biết ý nghĩa của quẻ Thuần Cấn, thì các chuyên gia phải xây dựng đồ hình, sau đó đồ hình sẽ được kết hợp với Nội Quải, Ngoại Quải để đưa ra kết quả của quẻ bói. Đây là điều mà đại đa số trong chúng ta không thể tiến hành được.
Thế nên chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng nên ý nghĩa tường minh nhất của quẻ Thuần Cấn, giúp quý bạn khám phá tất cả mọi điều về quẻ 52 một cách chính xác nhất.
Sau đây là phần luận giải chi tiết ý nghĩa quẻ Thuần Cấn ứng với quý bạn:
THUẦN CẤN. Núi, giữ yên
艮 為 山
Thuộc loại: Quẻ Bình hòa
Các bạn có thể xem thêm ý nghĩa quẻ dịch khác tại đây:
Phân tích toàn quẻ Thuần Cấn
Thoán từ
艮 . 艮 其 背 . 不 獲 其 身 . 行 其 庭 . 不 見 其 人 . 無 咎 .
Cấn. Cấn kỳ bối. Bất hoạch kỳ thân. Hành kỳ đình.
Bất kiến kỳ nhân. Vô cữu.
Dịch.
Cấn là dừng lại sau lưng,
Dừng nơi chí thiện, quên thân, quên người.
Bản thân mà đã quên rồi,
Trong sân đi lại, quên người lỗi chi.
Trong con người, mọi bộ phận đều động, duy cái lưng thường bất động. Động thường hay làm ác. Tĩnh thì mới chí thiện; cho nên nói: Cấn kỳ bối, là muốn nói: Chỉ ư chí thiện. Do lòng tư dục, con người mới phân nhân, ngã. Dẹp được lòng tư dục rồi, thời chỉ thấy thiên lý, thấy đạo lý, không còn phân nhân, ngã nữa. Thế chính là Bất hoạch kỳ thân. Hành kỳ đình. Bất kiến kỳ nhân vậy.
Thoán Truyện:
彖 曰 . 艮 . 止 也 . 時 止 則 止 . 時 行 則 行 . 動 靜 不 失 其 時 . 其 道 光 明 . 艮 其 止 . 止 其 所 也 . 上 下 敵 應 . 不 相 與 也 . 是 以 不 獲 其 身 . 行 其 庭 不 見 其 人 . 無 咎 也 .
Cấn. Chỉ dã. Thì chỉ tắc chỉ. Thì hành tắc hành. Động tĩnh bất thất kỳ thì. Kỳ đạo quang minh. Cấn kỳ chỉ. Chỉ kỳ sở dã. Thượng hạ địch ứng. Bất tương dữ dã. Thị dĩ bất hoạch kỳ thân. Hành kỳ đình. Bất kiến kỳ nhân. Vô cữu dã.
Dịch. Thoán rằng:
Cấn là ngừng nghỉ, thôi đi,
Nghỉ khi nên nghỉ, làm khi nên làm.
Tùy thời động tĩnh, mới ngoan,
Thế thời đạo mới huy quang, rạng ngời.
Cấn là dừng lại nghỉ ngơi.
Dừng chân đứng lại, đúng nơi mới tình.
Dưới, trên, ứng đối phân minh,
Nhưng mà không có tương tranh, tương thừa.
Thế nên, thân cũng như sơ,
Mình, người, ta vẫn hững hờ như không.
Thân mình coi nhẹ lông hồng.
Ngoài sân đi lại, chẳng trông thấy người.
Mình, người, quên lãng cả đôi,
Thế nên mới được êm xuôi, vẹn toàn.
Thoán giải thích: Cấn là ngưng lại. Biết ngưng, khi đáng ngưng, biết hành động khi đáng hành động. Động, Tĩnh không lỗi thời, như vậy mới là sáng suốt. Khi chưa tới mức chí thiện, thời phải cố gắng tiến tới, và chỉ ngưng nghỉ khi đã tới mức chí thành, chí thiện. Cấn là ngưng. Ngưng đúng nơi, đúng chỗ, là lý tưởng nhất.
Như Văn Vương, khi làm vua thời nhân; lúc làm bầy tôi thì kính, lúc làm cha thời từ, lúc làm con thời hiếu, khi giao tiếp với người thì giữ tín nghĩa (Xem Đại học, chương III ). Như vậy, quẻ Cấn dạy ta phải cố sống một cuộc đời lý tưởng, xử sự sao cho lý tưởng, và chỉ ngưng nghỉ khi đạt tới lý tưởng. Mà lý tưởng con người là phối Thiên, là đạt Thiên đức, Thiên vị. Quẻ Cấn, quẻ trong, quẻ ngoài đều giống nhau, các Hào đều không có ứng dữ, như vậy đã đạt thế trung hòa. Thế là nhị thể giống in nhất thể, trong ngoài là một, không còn phân biệt mình và người, không còn tương đối, tương đãi. Áp dụng vào nơi con người, thời đó là tình trạng thuần nhất đại đồng, phổ quát, nhĩ ngã bất phân.
Vì thế Thoán viết: Thượng hạ địch ứng. Bất tương dữ dã. Thị dĩ bất hoạch kỳ thân. Hành kỳ đình. Bất kiến kỳ nhân. Vô cữu dã.
Không thể động mãi, động rồi cũng có lúc phải dừng Vì thế tiếp sau quẻ Thuần Chấn chính là quẻ Thuần Cấn. Quẻ Thuần Cấn có tượng hình trên dưới đều là Cấn. Cấn chính là Khôn khi một hào Dương đùn lên thành núi, đứng lại im lìm. Hào Dương này cũng được ví như cái lưng, không liên quan đến ngoại giới trong ngũ quan để hành động.
Quẻ Cấn giữ tâm an tịnh, nhưng vẫn không bỏ qua việc đời. Xét công việc tùy lúc nên dừng thì dừng, nên hoạt động thì hoạt động mới đúng là đạo quang minh. Tượng quẻ luôn luôn phải hành động theo đúng thời thế và địa vị của mình.
Các bạn có thể xem thêm ý nghĩa quẻ dịch khác tại đây:
Sơ lược từng hào của quẻ Thuần Cấn
- Sơ Lục : Ở dưới cùng, ví như ngón chân, lúc mới động thì biết chỉ ngay, sẽ được vô cựu, và phải kiên cố lâu dài mới tốt. (Ví dụ Nguyễn Du, khi Tây Sơn chiếm Bắc Hà, về quê vợ định khởi nghĩa, nhưng thấy vô ích, bèn mai danh ẩn tích).
- Lục Nhị : Ví như bắp chân, phải theo cẳng chân (Tam), nên Nhị không vui. Nhưng kệ Tam xuẩn động không nghe mình, Nhị cứ giữ vững chính đạo. (Ví dụ Phạm Phú Thứ, Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ,v.v. biết rõ thế lực ghê gớm của Pháp, khuyên triều đình nguyễn nên thành tâm giao hảo với Pháp và mở rộng cửa cho các cường quốc khác để kiềm chế Pháp, nhưng bọn Tường, Thuyết ngu tối, không chịu).
- Cửu Tam : Ví như giữa quãng thân thể, dương cương bất trung, lại không ứng với ai, tượng như người có bệnh ở giữa xương sống, bị nguy. (Ví dụ Tôn Thất Thuyết bạo động ở Mang Cá).
- Lục Tứ : Bắt đầu vào thượng quái, nhu hậu đắc chính, ví như thân đứng vững tuy không có công nghiệp gì lớn, nhưng cũng được vô cựu. (ví dụ Yên Đổ Nguyễn Khuyến, ra làm quan lúc phong trào cần vương còn bồng bột, biết là vô ích, nên an phận thủ thường, làm quan một dạo rồi rút về quê lánh mình).
- Lục Ngũ : Ở giữa thượng quái, ví như miệng mép. Đắc trung, việc gì đáng nói mới nói, nên tất được hối vong. (Ví dụ Nguyễn Công Hãng, tuy ở gần chúa Trịnh hống hách, thấy việc gì can được mới khuyên can, nên chúa Trịnh phải nể vì).
- Thượng Cửu : Có đức dương cương, lại ở cuối quẻ cấn, là bền vững cho đến lúc cuối cùng, lấy đức hậu mà được kết quả tốt. (Ví dụ Câu Tiễn lần đầu tiên phản công Ngô, tuy đã đạt được chút thắng lợi, nhưng thấy Ngô còn vững, bèn cho giảng hòa, chờ đến khi Ngô suy đốn cùng cực mới tiêu diệt).
Ý nghĩa của quẻ Thuần Cấn
Quẻ Thuần Cấn tượng quẻ là núi im lìm, không thể tiến lên nữa. Khi dừng không phải là buôn bỏ mà hoạt động theo cách thụ động, không chủ động là con đường hợp lý. Khi nào nên hành thì hành, khi nào nên chỉ thì chỉ.
Quẻ Cấn thể hiện triết lý tự kiềm chế, thuận theo thời vận, không được xuẩn động khi thời thế không cho phép. Cấn mang ý nghĩa là im, là dừng lại, là yên lặng. Tượng hình quẻ là Kiêm Sơn Cẩn tức là núi trên núi tượng trưng cho hình ảnh núi nằm yên lặng không di chuyển. Quẻ khuyên nên nằm im chờ đợi thời cơ, quyết tâm thực hiện hành động gì trong thời điểm này chỉ thu khó khăn và thất bại.
Quẻ Thuần Cấn tốt cho việc gì?
Quẻ Thuần Cấn là quẻ bao hàm việc bản thân đạt ở mức độ bình hòa. Chớ ham giàu quá sức, cũng không nên vọng tướng mà không xứng đáng. Mọi việc sẽ ổn định nếu duy trì ở mức độ trung bình.
Nếu đứng ở vai trờ cấp trên thì nên điều chỉnh hoạt động vừa tầm, tránh can thiệp đến nhiều việc cá nhân của cấp dưới. Còn nếu là người cấp dưới thì nên tuân theo kỷ luật, hậu thuẫn tốt cho cấp trên, công danh sự nghiệp sẽ không gặp trở ngại, khó khăn.