Tiết Xuân Phân và những điều bạn cần biết
Tiết Xuân Phân là 1 trong 24 tiết khí quan trọng trong năm. Đây là thời điểm đặc biệt đánh dấu sự chuyển giao về thời tiết cũng như trạng thái của vạn vật. Tất cả sẽ được bừng tỉnh và sự sống được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ.
Vậy tiết Xuân Phân là gì, có đặc điểm ra sao, tiết khí này được tính từ ngày bao nhiêu tới ngày bao nhiêu? Để trả lời được những thắc mắc này quý bạn đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin gì trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
TIẾT XUÂN PHÂN CÓ NGHĨA LÀ GÌ?
Xuân Phân giải nghĩa theo tiếng Hán Việt sẽ là ý nghĩa được tạo thành bởi hai từ "xuân" mang nghĩa là mùa xuân ( 1 trong 4 mùa của năm), "phân" có nghĩa là phân chia, tách ra.
Như vậy tổng quan lại ta có nghĩa của từ "Xuân Phân" nghĩa là thời điểm giữa mùa xuân. Tại thời điểm này ánh sáng và độ ẩm hài hòa giúp cho vạn vật sinh sôi, sự hoạt động của các loài côn trùng cũng quay trở lại. Chính điều này đã tạo nên một khung cảnh đa dạng, nhiều màu sắc.
TIẾT XUÂN PHÂN TÍNH TỪ NGÀY NÀO?
Thời gian bắt đầu bước sang Xuân Phân là từ ngày 20 hoặc 21 tháng 3 đến hết ngày 04 tháng 4 tính theo lịch dương hàng năm. Ngày Xuân Phân đầu tiên Mặt Trời sẽ tọa tại vị trí kinh độ bằng 0. Tuy nhiên theo nghiên cứu, phân tích trong thực tế thì tiết Xuân Phân sẽ xảy ra vào lúc 12 giờ trưa và lúc này Mặt Trời sẽ nằm tại kinh độ 90.
Với đặc điểm tia sáng của Mặt Trời tạo một góc vuông 90 độ với đường xích đạo thì ánh sáng tại nửa cầu Nam và nửa cầu Bắc nhận được là như nhau vì thế thời điểm này sẽ có ngày và đêm với thời gian tương đương nhau.
TIẾT XUÂN PHÂN NÊN LÀM GÌ?
Khi đất trời chuyển sang tiết khí Xuân Phân bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi, chuyển mình rõ rệt của khí hậu, thời tiết. Sẽ không còn cái lạnh tê tái của mùa đông mà bạn sẽ thấy khí hậu ấm áp hơn, buổi đêm ngắn dần và vào mỗi buổi sáng bạn sẽ nhìn rõ Mặt Trời mọc và di chuyển dần về hướng Bắc.
Khi đất trời chuyển mình qua tiết Xuân Phân cũng là lúc các loài chim đã từng bay tới phương Nam tránh rét nay sẽ quay trở về vì nhiệt độ đã ấm dần lên và nguồn thức ăn cũng dồi dào hơn. Đặc biệt những loài chim dần tách nhau ra để giao phối, chuẩn bị cho quá trình sinh nở duy trì nòi giống.
Mùa xuân tới với những cơn mưa phùn, những chồi non xanh tươi đang vươn mình trỗi dậy, tạm biệt cái lạnh buốt của mùa đông. Đây là thời điểm thích hợp để người dân bắt tay vào một vụ mùa cày cấy, ươm mầm trồng trọt. Bởi vậy mà trong thời gian này người Việt ta thường phát động phong trào "Tết trồng cây".
Tiết khí Xuân Phân là thời điểm thích hợp để diễn ra các hoạt động tâm linh và lễ giáo, mùa lễ hội cầu tài lộc đầu năm. Đáng chú ý nhất là ngày Thanh Minh tảo mộ, lúc mà con cháu tới viếng thăm mộ của ông bà, tổ tiên, dọn cỏ, thắp hương cầu mong các cụ sẽ phù hộ cho con cháu được nhiều tài lộc, làm ăn gặp nhiều thuận lợi.
Có một vài nơi tổ chức lễ hội rất lớn vào dịp Xuân Phân mà Việt Nam lại không mấy mặn mà với lễ hội đó. Cụ thể ở Nhật người ta thường tổ chức lễ Phục Sinh của Kio giáo, đây cũng là ngày chúa Nhật đầu tiên.
Ngày Xuân Phân tại Nhật Bản cả nước sẽ đi thăm mô ông bà tổ tiên, gặp gỡ gia đình và điều thú vị đó là tiết Thanh minh sẽ được tổ chức ngay sau ngày Xuân Phân kết thúc đó là ngày 04 tháng 4 dương lịch.
Đây là tiết khí vô cùng thuận lợi cho những công việc đại sự của đời người như cưới hỏi, sinh đẻ hay trồng trọt. Vì vậy, mọi người có thể tiến hành những công việc trong thời gian này.
Có thể nói Xuân Phân là tiết khí tốt trong năm. Thời điểm này đất trời sẽ có được sự cân bằng âm dương, thời tiết thuận hòa giúp mọi vật trở nên tươi tốt, hành trình ngày và đêm tương đương nhau.