Tiết Đại Hàn là gì và tổng hợp những điều cần biết về tiết Đại Hàn

Chủ nhật, 12/6/2022 - 10:52

Mục lục
 
Mục lục

Đúng như cái tên, Tiết Đại Hàn gắn liền với không khí lạnh giá nhất năm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của muôn loài nói chung và cuộc sống con người nói riêng. Hiểu đặc điểm và ý nghĩa của khoảng thời gian trên sẽ giúp bạn có cơ sở chuẩn bị tốt nhất cho công việc và sức khỏe của mình, hướng tới một năm mới thuận lợi, bình yên.

1 - Tiết Đại hàn là gì?

Theo nghĩa Hán Việt, “đại” là to lớn, sâu sắc; còn “hàn” là lạnh, rét. Từ “Đại hàn” ý chỉ thời điểm nền nhiệt độ thấp cực điểm, không khí rét đậm rét hại. 

Trong 24 tiết khí, đây là tiết cuối cùng của năm, diễn ra vào cuối mùa đông, ngay sau đợt Tiểu hàn với những đợt chớm lạnh ban đầu. Sau đó sẽ bắt đầu một chu trình thời tiết mới, khởi đầu là Lập Xuân.

2 - Tiết Đại hàn vào ngày nào?

Tính theo lịch dương hiện đại, Tiết Đại Hàn bắt đầu từ ngày 20 hoặc 21 tháng 1 và chấm dứt vào ngày mùng 4 tháng 2. Đây là thời điểm Mặt Trời ở xích kinh 300 độ. Điều đó có nghĩa là thái dương đang ở vị trí xa nhất so với cực Bắc, khiến ánh sáng và nhiệt lượng chiếu tới trái đất (trừ Nam Cực) đều suy yếu, nhiệt độ thấp cực điểm. 

Bên cạnh đó, nhiệt độ ấm nóng từ thời điểm trước đã phân tán hết, cộng thêm sự hoạt động mạnh mẽ của khối khí lục địa, khiến thời tiết trở nên khô lạnh, vô cùng khắc nghiệt.

dai-han

3 - Tiết Đại hàn thích hợp cho việc gì?

Mặc dù tiết trời giá rét, khắc nghiệt nhưng đây cũng chính là lúc muôn loài bắt đầu hồi sinh.. Trong khi nhiều cây cối đang tích lũy nhựa sống thì cũng có không ít loài thực vật như mơ, mận, mai, đào... vẫn sinh trưởng trong điều kiện lạnh giá, bắt đầu ra đâm chồi nảy lộc, thậm chí là ra nụ, trổ hoa. Kèm với đó là các loài chim di cư từ phương Nam bắt đầu quay trở về sau một thời gian dài đi tránh rét.

Đặc biệt, Tiết Đại Hàn rơi vào khoảng giữa tháng 12 khi tính theo lịch âm, ứng với quẻ Lâm trong Kinh Dịch. Đây là quẻ đại cát, đại diện cho năng lượng sinh sôi dồi dào, hồi sinh dương khí, đem lại sự may mắn và triển vọng trong tương lai. 

Hòa cùng với khung cảnh nhộn nhịp của thiên nhiên, những ngày cuối đông cũng là lúc cho hàng loạt hoạt động của con người, bao gồm:

Chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán: Đây là hoạt động mang tính truyền thống của người Việt, gắn liền với các hoạt động mua sắm, buôn bán diễn ra sôi động.

Động thổ, khởi công xây dựng: Thời tiết hanh khô, cộng với nguồn sinh khí mạnh mẽ theo quy luật ngũ hành trong Tiết Đại Hàn rất thích hợp cho những công việc quan trọng. Trong đó, nổi bật nhất là động thổ, xây sửa nhà cửa, khởi công xây dựng.

Tiến hành ăn hỏi, cưới xin: Do không được tuổi mà nhiều cặp đôi không thể tiến hành cưới hỏi trong năm. Khi đó, thời điểm Tiết Đại Hàn chính là lúc thích hợp nhất để tiến hành. Mặc dù vẫn là trong năm kỵ, nhưng nguồn dương khí mới mẻ sinh ra vào Tiết Đại Hàn có khả năng hóa giải những điềm hung, do đó có thể tiến hành việc đại sự trong gia đình.

Qua những thông tin trên, có thể thấy rằng mặc dù rất giá rét nhưng Tiết Đại Hàn lại mang theo nguồn sinh khí mạnh mẽ, thích hợp cho nhiều công việc quan trọng. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm thời tiết khắc nghiệt nhất trong năm. 

Nếu gia đình hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thì cần chú ý việc vệ sinh, phòng bệnh đảm bảo chuồng trại ấm cúng cho gia súc, gia cầm để tránh thiệt hại về kinh tế.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mỗi người hiểu biết hơn về Tiết Đại Hàn nói riêng và những quy luật khí hậu nói chung. Từ đó có cơ sở chuẩn bị tương ứng, lên kế hoạch cho tương lai phù hợp và tạo cho mình khoảng thời gian trọn vẹn, ý nghĩa.