Tiết Tiểu Tuyết và những điều cần biết về tiết Tiểu Tuyết
Theo phương pháp tính lịch phục vụ cho nông nghiệp áp dụng tại Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản, những ngày đông lạnh trải qua 6 giai đoạn khác nhau, tương ứng với 6 tiết khí riêng biệt. Sau thời kỳ Lập Đông chính là Tiết Tiểu Tuyết, nổi bật với những dấu hiệu bước vào mùa đông lạnh thực sự.
1 - Tiết tiểu tuyết là gì?
Từ cái tên, có thể hiểu đây là Tiết Khí để chỉ những đợt tuyết nhỏ - đặc điểm khí hậu thường thấy trước khi bước vào giai đoạn tuyết băng giá, dày đặc xuất hiện.
Nhìn chung, những đợt tuyết rơi trong giai đoạn trên chỉ diễn ra rải rác, nhỏ lẻ, chủ yếu là vào sáng sớm và đêm muộn ở các khu vực ôn đới, hàn đới thuộc Bắc bán cầu. Song song với đó là tình trạng nền nhiệt độ hạ thấp dần, có nơi xảy ra sương muối, mặt nước xuất hiện màng băng mỏng.
Còn Việt Nam nằm hoàn toàn ở khu vực nhiệt đới, lại gần xích đạo nên ảnh hưởng trên có phần giảm bớt đi nhiều. Do đó trong Tiết Tiểu Tuyết, bạn dễ dàng cảm nhận được nền nhiệt độ giảm hẳn, tuy nhiên rất hiếm khi có hiện tượng tuyết rơi hay nước đóng băng.
2 - Tiết tiểu tuyết vào ngày nào?
Tiểu Tuyết diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 22 hoặc 23 tháng 11, lúc này mặt trời đang ở xích kinh độ 240 độ.
Giai đoạn trên sẽ kết thúc khi vị trí của mặt trời so với trái đất tiếp tục lệch thêm 15 độ, tức là khoảng ngày 7 tháng 12 tính theo lịch dương. Lúc này, khu vực Bắc bán cầu ở xa mặt trời, ánh sáng và nhiệt lượng nhận được yếu ớt nên ngày ngắn đêm dài, nền nhiệt hạ thấp.
Ngoài ra dưới sự ảnh hưởng của khối khí lục địa, thời tiết Việt Nam trong tiết Tiểu Tuyết còn rất khô hanh, gây ra cảm giác khó chịu cho con người và vạn vật.
3 - Tiết tiểu tuyết thích hợp cho việc gì?
Vào giai đoạn Tiết Tiểu Tuyết, tại miền Bắc Việt Nam thường xuất hiện sương muối, gây cháy lạnh cho cây lá và ảnh hưởng không nhỏ tới gia súc, gia cầm. Thậm chí không ít năm, người nông dân phải đối mặt với tình trạng trắng tay do không thể đối phó kịp thời với tình trạng băng giá khắc nghiệt đó.
Vì vậy khi bước vào giai đoạn trên, cần chú ý những việc sau:
-
Chú ý công tác chống rét cho các loại cây trồng, đặc biệt là rau vụ đông, hoa màu và các loại cây ăn quả.
-
Đảm bảo hệ thống chuồng trại luôn ấm cúng, tăng cường thắp sáng và duy trì nhiệt độ ấm để đề phòng vật nuôi chết do giá rét. Một số việc cần tăng cường gồm thắp sáng vào thời điểm lạnh nhất trong ngày, giữ cho không gian nuôi trồng luôn ấm cúng.
-
Sử dụng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi, luôn đảm bảo nguồn thức ăn liên tục để tăng cường sức đề kháng cho gia súc, gia cầm, tôm cá.
-
Quan tâm hơn tới sức khỏe, cố gắng duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng và lối sống khoa học, làm việc vừa phải để đảm bảo sức khỏe. Hạn chế ra ngoài trời vào sáng sớm hay đêm khuya để tránh tình trạng cơ thể nhiễm lạnh, dễ ốm đau, bệnh tật.
-
Xét theo Kinh Dịch, tháng 10 âm tương ứng với quẻ Thuần Khôn, mang đến tin cát lợi cho những ai biết tận dụng. Theo đó, bạn nên giảm các hoạt động ngoài trời, suy nghĩ kỹ lưỡng, cẩn trọng trong ăn nói, năng làm việc thiện. Đây là những việc làm giúp đảm bảo nguồn nội khí dồi dào cho bản thân, tích lũy phúc đức và may mắn cho gia đình, lan tỏa năng lượng tích cực đến với những người xung quanh.
-
Theo phong thủy, Tiết Tiểu Tuyết là thời điểm ứng với hành Mộc, khởi đầu cho sự phát triển trong tương lai. Do đó để có được cuộc sống như ý, mỗi người nên tận dụng khoảng thời gian đó để rèn luyện bản thân cả về ý trí lẫn tri thức để sẵn sàng khi cơ hội tốt lành tới.
Qua đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về Tuyết Tiểu Tuyết để có thể nắm bắt đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn trên để có kế hoạch phù hợp nhất cho công việc, sức khỏe và cuộc sống của mình. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều cát lợi.